BẢNG 1.13 : TỔNG THU NHẬP CỦA TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2002-

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BĂC NINH GIAI ĐOẠN 2002- 2006 (Trang 36 - 39)

7 Văn hoá thông tin thể thao 14.236 30.258 65.420 22.560 1.858 150

BẢNG 1.13 : TỔNG THU NHẬP CỦA TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2002-

Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004Năm 2005 2006

Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá thực tế) Tỷ đồng 4653,3 5603,3 6876,4 8344,7 10098,7 Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá năm 1994) Tỷ đồng 3232 3671,8 4179,4 4785,2 5526,9 Tốc độ tăng trưởng % 13,9 13,6 13,8 14,5 15,5 GDP bình quân (giá thực tế) Triệu đồng/ người 4,8 5,74 6,96 8,36 10,02

Tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh qua các năm: 14,1%(năm 2001), 13,6% (2003), 15,5%(2006). GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2001 là 4,14 triệu đồng đã tăng lên 8,36 triệu đồng trong năm 2005 và 10,02 triệu đồng năm 2006. Trong giai đoạn 2001- 2006, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai

đoạn là 14,22%, đây là một tốc độ tăng trưởng cao so với các tỉnh trong nước. Qua đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng liên tục qua các năm và đạt mức cao, điều đó cho thấy đời sống nhân dân trong rỉnh được cải thiện đáng kể.

* Hiệu quả xã hội

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã tạo việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động:

Số cơ sở sản xuất, số lao động được giải quyết việc làm hàng năm tăng Số cơ sở sản xuất năm 1997 là 8.138 cơ sở, năm 2003 là 20.007 cơ sỏ, năm 2005 tăng lên 25.896 cơ sở.

Số lao động năm 1997 là 27.181 người, năm 2003 là 97.610 người, và năm 2005 là 123.250 người.

Bình quân mỗi năm ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp thu hút 11.165 lao động. Năm 2005 tăng gấp 3,5 lần so với năm 1995. Đảm bảo việc làm không những đảm bảo thu nhập và đời sống cho người lao động. Mặt khác còn giảm bớt được tệ nạn xã hội nảy sinh khi còn số đông người lao động không có việc làm

Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình công cộng, các công trình giao thông, y tế, giáo dục vừa góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - vừa góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt.

Đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị Bắc Ninh và các huyện thị khác trong tỉnh thực tế đã minh chứng rõ ràng việc xây dựng là đúng hướng, góp phần tăng vẻ đẹp, mỹ quan cho đô thị- bộ mặt đô thị khang trang hơn, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm ùn tắc giao thông, tăng giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy dịch vụ đô thị phát triển. Hệ thống cấp nước Thành phố Bắc Ninh hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 11.000m3/ngày đêm (mở rộng giai đoạn 2 công suất 16.000m3/ngày đêm đến năm 2010), nhân dân Thành phố Bắc Ninh được hưởng nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh (theo tiêu chuẩn quốc tế), nâng cao sức khỏe cho mọi người dân đô thị Bắc Ninh - đây là hiệu quả thiết thực cho lợi ích cộng đồng.

Song song việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật - kết quả đầu tư các công trình công cộng như: Trụ sở tỉnh ủy, trụ sở HĐND và UBND tỉnh, trụ sở các ban ngành, câu lạc bộ người cao tuổi, công viên Nguyên Phi Ỷ Lan và các công trình công cộng khác đưa vào sử dụng đã tạo ra nơi làm việc khang trang, rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của các cơ quan đảng và quản lý nhà nước, các tầng lớp nhân dân đã có nơi vui chơi giải trí, nâng cao tái tạo sức lao động, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.

Hiệu quả đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng là ổn định nơi ăn chốn ở cho hàng ngàn hộ gia đình cán bộ nhân viên chuyển từ Bắc Giang và các huyện về có nhà ở, đất ở. Đến nay số hộ đã được cấp đất làm nhà là 2350 hộ, Diện tích cấp đất tương ứng là 370.500m2, mở rộng các khu đô thị mới như Nam Từ Sơn, Hoàn Sơn, Xuân Lâm - Thuận Thành, Đô thị mới Quế Võ.

Kết quả đầu tư các dự án giao thông Quốc lộ và Tỉnh lộ đã tạo ra vị thế vô cùng thuận lợi và hấp dẫn cho đầu tư tại Bắc Ninh, cải thiện hoàn toàn việc vận tải, lưu thông hàng hóa và rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng kinh tế trong khu vực, tạo ra sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng

Đầu tư Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18 tạo ra sự phát triển kinh tế khu vực Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong, Quế Võ và Thành phố Bắc Ninh, quốc lộ 38, tỉnh lộ 282, 280,281 Cầu Sen tạo ra sự phát triển kinh tế khu vực Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài. Cầu Hồ đưa vào sử dụng đã xóa đi sự ngăn cách giữa hai vùng Bắc và Nam Sông Đuống

Kết quả đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục- đào tạo, bưu chính- viễn thông đến tận xã phương, các trạm xá xã đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở cấp cơ sở, các trường học xây dựng khang trang đủ điều kiện phục vụ cho học tập và giảng đường, hệ thống thông tin liên tục đến tận thôn xóm - đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

Tóm lại: Kết quả đầu tỡn xây dựng cơ bản giai đoạn 2002- 2006 là rất to lớn và có ý nghĩa to lớn. Các đô thị trong tỉnh được đổi mới khang trang sạch

đẹp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề , cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ thống giao thông rất thuận lợi. Với kết quả ấy đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội của Bắc Ninh từ khi mới tái lập đến nay và đã tạo tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BĂC NINH GIAI ĐOẠN 2002- 2006 (Trang 36 - 39)