MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cụ THỂ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU hút FDI vào NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ hà nội (Trang 37)

VÀO NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trước hết, ở tầm lãnh đạo của Nhà nước, phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ đầu tư phát triển du lịch là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng; các cấp, các ngành cần coi đó là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy các ngành kinh tế khác đi lên, do đó các quy định, nghị định thuộc các Bộ, Ngành cần thể hiện được chủ trương của Nhà nước ta quyết tâm xây dựng cho ngành Du lịch phát triển. Cần coi việc xây dựng Du lịch Hà Nội không phải chỉ là du lịch của một địa phương. Sự phát triển của Du lịch Hà Nội sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của vùng đồng bằng Bắc bộ và cả nước. Vì vậy cần tập trung đầu tư trước hết cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho Du lịch như một ưu tiên hàng đầu ở tầm vĩ mô; cần có chính sách đặc thù cho Du lịch Thủ đô trong xây dựng các sản phẩm du lịch cho xứng tầm vóc Thủ đô nhất là chúng ta đang hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Nhà nước nên cho phép thực hiện cơ chế trích lại một tỷ lệ thích hợp thuế VAT của ngành Du lịch đóng góp để đầu tư sản phẩm, quảng bá tuyên truyền du lịch, huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực… cho Ngành. Đây là vấn đề thuộc quan điểm, cách nhìn nhận vị trí thủ đô - dưới góc độ một trung tâm kinh tế của đất nước. Điều này phù hợp với xu thế chung trên thế giới. * Đối với các cấp chính quyền thành phố: Trong giai đoạn xây dựng nền móng cho một ngành kinh tế trẻ, đầy tiềm năng nhưng đang chứa trong mình không ít những bất cập vai trò của chính quyền trong khâu quy hoạch, tổ chức triển khai quy hoạch và giữ gìn môi trường là điều không thể thay thế. * Về các yêu cầu cụ thể: Mục tiêu phát triển Du lịch Hà Nội giai đoạn tới đã được nêu rõ trong đề án phát triển Du lịch Hà Nội do Ban Thường vụ Thành ủy mới ban hành. Tuy nhiên, để đạt những mục tiêu đó, Ngành cần nhanh chóng xây dựng những sản phẩm dịch vụ: tập trung tìm cơ chế huy động vốn xây dựng các khu du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú, các dịch vụ bổ trợ như các khu bán hàng lưu niệm, các khu ẩm thực và đặc biệt tập trung xây dựng các sản phẩm mới - đặc trưng của văn hóa Thăng Long.

Ngành Du lịch cần có kế hoạch xúc tiến du lịch một cách bài bản, đột phá trong việc dùng chuyên gia và các công cụ truyền thông nước ngoài hoặc tạo cơ chế cho các công ty nước ngoài quảng bá sản phẩm Du lịch Hà Nội, nghiên cứu xây dựng các văn phòng Du lịch Hà Nội tại các địa bàn quan trọng của thị trường mục tiêu.

Cần đặt rõ mục tiêu hàng năm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù với phương thức huy động toàn xã hội đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch. Mô hình Ban Quản lý khu du lịch Chùa Hương (Hà Tây) sau 12 năm tìm kiếm giờ đây đang phát huy hiệu quả tốt, và mới đây là mô hình Ban Quản lý khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Du lịch Hà Nội cũng cần nghiên cứu thêm mô hình này và học hỏi kinh nghiệm từ một số địa phương khác nhằm áp dụng cho mình.

Kinh tế du lịch là một ngành đầy tiềm năng và triển vọng của thủ đô Hà Nội. Biến những tiềm năng đó thành hiện thực đòi hỏi chúng ta có tầm nhìn sáng suốt, có giải pháp sáng tạo. Nhất định mục tiêu đưa Thủ đô Hà Nội thành một điểm đến có tầm cỡ trong khu vực sẽ đạt được khi Hà Nội kỷ niệm 1000 năm tuổi

Các nhà làm du lịch cần nỗ lực quảng bá du lịch ở cả thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp cùng Tổng cục Du lịch tham gia các đợt phát động điểm đến, các hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội tích cực cải thiện môi trường du lịch, giải quyết nạn đeo bám khách, phối hợp với các ngành chức năng đảm bảo an ninh tại sân bay Nội Bài. Tiếp tục xây dựng chùm sản phẩm chào mừng Năm Du lịch quốc gia như Hành trình qua các kinh đô Việt cổ, du lịch võ thuật, du lịch nội đô, tour thăm các bảo tàng, du lịch cộng đồng, sinh thái, ẩm thực, làng nghề - phố nghề…

Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đạo tạo nhân lực cho ngành, các trường và cơ sở đào tạo trong thời gian tới nên sử dụng chung các tài liệu và giáo trình du lịch tiên tiến của quốc tế (đã được chuẩn hóa ở Việt Nam), đồng thời xác định rõ chuẩn và trình độ của giáo viên. Bên cạnh đó cần tích cực bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng tầm trình độ theo yêu cầu của các mô hình đào tạo đổi mới. Cần thực hiện cơ chế học sinh đánh giá giáo viên tại các trường đào tạo du lịch, coi đây là động lực để giáo viên tự trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ. Ngoài ra cần tiếp

tục thông tin tuyên truyền để giúp các nhà quản lý và nhân dân thấy rõ hơn vai trò và trách nhiệm trong công tác đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch, nhất là của cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động. Đầu tiên, cần phải rà soát và quy hoạch lại các trường, nâng cao đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống giáo trình, môi trường sinh hoạt và đào tạo tại nhà trường. Phải biết kết hợp giữa nhà trường và xã hội, tránh tình trạng học sinh học chay. Đồng thời, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên với thực tiễn ngành du lịch. Hiện nay, chương trình đào tạo còn quá nhiều sách vở mà xa rời thực tế. Bên cạnh đó, tích cực triển khai đào tạo tại chỗ bằng hình thức: những người làm nghề có kinh nghiệm truyền dạy cho người mới, cần phải chú ý, mở rộng đào tạo tại chỗ cán bộ của các công ty, doanh nghiệp. Hình thức này, đỡ tốn kém, lại hiệu quả, đáp ứng được số lượng thiếu hụt nhân lực rất lớn.

Để nâng cao chất lượng đào tạo cho nguồn nhân lực du lịch các cơ sở đào tạo cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba nhà: cơ quan quản lý nhà nước - doanh nghiệp – nhà trường làm sao cho chính sách, thực tế và đào tạo sử dụng hợp lý phù hợp với nhu cầu xã hội, thị trường. Bởi chính thị trường là nơi đánh giá chính xác nhất thành quả đào tạo. Cùng với đó, cần hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm xây dựng, ban hành và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, xã hội hóa đào tạo, hợp tác quốc tế, tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch. Nhà nước cũng cần ban hành các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của doanh nghiệp trong việc đào tạo lại đội ngũ nhân lực du lịch; Tăng cường kinh phí đào tạo cũng như nâng cấp cơ sở vật chất; Cho phép đa dạng hóa việc liên kết đào tạo ở nhiều cấp độ khác nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động mời gọi doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo.

Phát triển hệ thống đào tạo nghề du lịch có khả năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của môi trường có trình độ toàn cầu hóa ngày càng cao, đồng thời phải thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động trong du lịch của thành phố. Ngoài việc nâng cao tính

năng động, chủ động của các cơ sở dạy nghề du lịch, các hoạt động đào tạo gắn liền với địa chỉ sử dụng, gắn với nhu cầu thực tiễn, nghĩa là phải chuyển từ "có gì dạy nấy" sang dạy nghề phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, đồng thời vừa tạo điều kiện, vừa tạo sức ép đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy phải tự nâng cao trình độ lý thuyết và tay nghề, buộc các cơ sở đào tạo cũng như các giáo viên trực tiếp tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải tính toán hiệu quả của công tác đào tạo; thực hiện những hình thức khuyến khích vật chất đối với giáo viên có trình độ cao.

Phải có chế tài đối với các nhà tuyển dụng, bằng cách nào đó để các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động phải đặt yêu cầu trước với các cơ sở đào tạo nghề và phải có đóng góp với nơi đào tạo lao động cho mình, chỉ có thế các doanh nghiệp mới trở thành người "cấy trồng", "thâm canh" chứ không phải là người "hái lượm" như không ít doanh nghiệp hiện tại. Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm đến đời sống của người lao động, trả lương hợp lý theo vị trí công việc họ đảm nhiệm, xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Vấn đề tạo môi trường làm việc thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới cũng là điều rất quan trọng. Và chỉ có như vậy thì dòng chảy lao động trong nghề du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội mới ổn định, xã hội mới phát triển hài hoà.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Bạn bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần và họ đã anh hùng đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ non sông của đất nước. Bởi vậy, ngày nay, khi khách du lịch đến Việt Nam họ thường ngạc nhiên và tự hỏi không hiểu vì sao những con người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại cuốn hút khách tham quan bởi sự hiền hậu, chân tình và thân thiện chứ không phải bằng những ánh hào quang của chiến thắng. Có lẽ một phần câu trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống của người Việt, bởi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một phong cách, một nền văn hoá, thuần phong, mỹ tục riêng. Đồng thời, du lịch còn tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những giá trị quý báu của dân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình để tạo dựng nên. Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họ hiểu hơn về công lao của cha ông mình, đồng thời cũng hiểu những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng. Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt xã hội, làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ ích hơn. Về phương diện kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân. Không những vậy, do đặc tính hoạt động, du lịch còn góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển, đồng thời giúp xoá đói, giảm nghèo ở những vùng sâu vùng xa. Nhưng quan trọng hơn, du lịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.

Đặc biệt, thủ đô Hà Nội là một trong những thủ đô lâu đời nhất trên thế giới, với lịch sử 1000 năm văn hiến, cùng với những lợi thế lớn để phát triển ngành, thì trong thời gian tới việc đẩy mạnh đầu tư FDI vào ngành du lịch thủ đô là một tất yếu khách quan và hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP cụ THỂ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU hút FDI vào NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w