3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Phân lập và tuyển chọn các chủng VK có khả năng phân giải tinh bột
Chúng tôi đã tiến hành 2 đợt thu mẫu tại các ao nuôi tôm thuộc địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ 6 mẫu bùn ao nuôi tôm tiến hành phân lập trên môi trường LB thu được 23 chủng VK. Sử dụng 23 chủng vi khuân phân lập, tiến hành cấy chấm điểm trên môi trường thử hoạt tính Czapeck. Chúng tôi chọn ra được 9 chủng ký hiệu: T1 đến T9 có khả năng phân giải tinh bột. Kết quả khảo sát khả năng phân giải của các chủng vi khuẩn được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1
Bảng 3.1. Khả năng phân giải tinh bột của các chủng vi khuẩn phân lập
Chủng vi khuẩn
Khả năng phân giải (cm) T1 2,47 ± 0,03 T2 0,75 ± 0,03 T3 2,61 ± 0,02 T4 1,08 ± 0,05 T5 2,18 ± 0,02 T6 1,02 ± 0,04 T7 1,11 ± 0,04 T8 1,13 ± 0,03 T9 1,09 ± 0,05
Hình 3.1. Khả năng phân giải tinh bột của các chủng vi khuẩn phân lập Qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, với 9 chủng VK có khả năng phân giải tinh bột phân lập từ nước thải hồ nuôi trồng thủy sản, chỉ có 3 chủng vi khuẩn T1, T3, T5 có khả năng phân giải tinh bột tốt nhất, với đường kính phân giải lần lượt: 2,47 ; 2,61 ; 2,18. 6 chủng VK còn lại có hoạt lực phân giải tinh bột không mạnh, đường kính phân giải nhỏ chỉ đạt từ 0,75 – 1,13.
Từ kết quả trên, chúng tôi chon 3 chủng VK T1, T3, T5 để khảo sát các đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh enzyme amylase của chúng, làm cơ sở chọn chủng VK để thử nghiệm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản.