1. Kết luận:
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong Đại hội X Đảng ta đã chỉ rõ: "Phát triển Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh, bền vững". Đối với trường Mầm non, việc giáo dục kỷ năng sống cho học sinh được thể hiện trên nhiều mặt, từ các hoạt động trên lớp, hoạt động mọi lúc, mọi nơi bằng các hình thức khác nhau. Qua các hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh về lý tưởng sống, rèn luyện về các nề nếp, thói quen, tác phong, đạo đức….
Trong xu thế hiện nay, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là một vấn đề mới và to tát, tuy nhiên việc lựa chọn nội dung để vận dụng vào
công tác giáo dục trẻ trên lớp là một vấn đề cần quan tâm. Dạy như thế nào và dạy những gì là một nội dung đang phải bàn.
Giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.
Giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích
“rèn nếp” hay “nghe lời”. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục trẻ trở thành lớp
công dân toàn cầu: là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, dù có làm gì và trong hoàn cảnh nào thì luôn tự chịu trách nhiệm về việc mình làm, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời”.
Nhân cách ý chí tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế, ngừơi lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ cần biết lập kế hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.
Chính vì vậy trường Mầm non là một môi trường lành mạnh để giúp trẻ học tốt các nội dung về kỷ năng sống, góp phần hình thành phẩm chất tốt, giáo dục những con người phát triển toàn diện, đồng đều.
Để công tác giáo dục kỷ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần phải kết hợp hài hòa, tạo được sự đồng thuận đối với tất cả các thành phần trong xã hội, làm cho mọi người cùng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện sự nghiệp trồng người.
2. Kiến nghị:
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho trẻ nói chung và trẻ mầm non nói riêng chúng tôi đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo
cần mở các lớp chuyên đề về giáo dục kỷ năng sống cho trẻ cho tất cả các đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên mầm non được tham gia.
Tham mưu để có thêm kinh phí chi thường xuyên cho các trường mầm non để các đơn vị có điều kiện bổ sung thêm các máy móc và đồ dùng dạy học ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời đại hiện nay.
Sở giáo dục và đào tạo cần cung cấp thêm các trang thiết bị phục vụ dạy và học cho các nhóm lớp, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong các trường mầm non.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho trẻ trong trường mầm non mà bản thân tôi đã tiến hành thử nghiệm và mang lại một số kết quả khả quan tại đơn vị.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên để bản kinh nghiệm được hoàn thiện hơn và có thể được áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non./.