0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

TK 632 – Giá vốn hàng bán.Tài khoản này dùng để phản ánh giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp và trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 27 -32 )

sản xuất của sản phẩm xây lắp và trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ.

TK 154 (1541) TK 155

Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ

TK 632

Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn

thành bàn giao

Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:

(Theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK111,112,153, 331,334,214... TK 621 TK 154 (1541) TK 155 (1) (5) (9) TK 622 TK 632 (2) (6) (10) TK 623 (3) (7) TK 627

(4) (8)

(1) Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

(2) Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ

(3) Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ

(4) Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

(5) Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

(6) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

(7) Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công

(8) Kết chuyển chi phí sản xuất chung

(9) Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành chưa tiêu thụ

(10)Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành .

I.5:Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn trong xây lắp.

Trong các doanh nghiệp xây lắp,khoán gọn là hình thức tổ chức sản xuất

đặc trưng.Các doanh nghiệp xây lắp khoán gọn cho đơn vị nội bộ xây dựng công trình hoặc công trường. Các đơn vị nhận khoán có thể nhận khoán khối lượng, hạng mục công việc hoặc hạng mục công trình.Giá nhận khoán gọ bao gồm cả chi phí tiền lương,vật liệu,công cụ, dụng cụ thi công , chi phí chung khác….Khi nhận khoán hai bên phải lập hợp đồng giao khoán để ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên và thời gian thực hiện hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng sẽ được lập khi công trình nhận khoán hoàn thành bàn giao và được bên giao khoán chấp nhận.

I I.5.1: Kế toán tại đơn vị giao khoán

Nếu đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng thì đơn vị giao khoán sẽ tiến hành kế toán như sau:

- Tạm ứng cho đơn vị nhận khoán bằng tiền hoặc vật tư, hàng hoá Nợ TK 1413 (chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán)

Có TK 111, 112 , 152, …….

- Công trình hoàn thành bàn giao, căn cứ vào quyết toán về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành,kế toán ghi

Nợ TK 621, 622 , 623, 627 Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 1413

Nợ TK 1413

Có TK 111, 112, 152 , 153….

+ Trường hợp giá trị xây lắp thực hiện nhỏ hơn số đã tạm ứng, ghi: Nợ TK 111, 112, 1388…

Có TK 1413

Tài khoản 1413 được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán, đồng thời mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp giao khoán gọn theo từng công trình , ghi theo cả gía nhận thầu và giá nhận khoán .

Nếu đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì đơn vị giao khoán hạch toán:

- Khi tạm ứng cho đơn vị cấp dưới, ghi:

Nợ TK 1362 (Chi tiết cho từng đối tượng) Có TK 111, 112, 152…… - Khi nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bạn giao, ghi:

Nợ TK 1541

Nợ TK1331(nếu có) Có TK 1362

I.5.2: Kế toán tại đơn vị nhận khoán

- Nếu đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng thì phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế phát sinh theo từng khoản mục chi phí .

- Nếu đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì đơn vị sử dụng tài khoản 3362 để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán giá trị khối lượng xây lắp.

Nợ TK111, 112, 152…… Có TK 3362

Đơn vị nhận khoán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh vào các TK621, 622, 623, 627 và kết chuyển chi phí vào TK 154 để tính giá thành khối lượng hoàn thành .

I.6. Hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp: xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp:

Tuỳ theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý , trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị... mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán và tổ chức hệ thống sổ kế toán phù hợp nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ và nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán có hai hình thức sổ kế toán thường được áp dụng đó là hình thức Chứng từ ghi sổ và hình thức Nhật ký chung.

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế- tài chính phát sinh đều được ghi vào Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh va định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi vào sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Các loại sổ kế toán chủ yếu dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Sổ Nhật ký chung

- Sổ Cái TK 621, 622, 623, 627, 154... - Sổ chi tiết...

I.6.2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - sổ cái:

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký - sổ cái là các nghiệpvụ kinh tế tài chính phát sinh đều được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - sổ cái.

Các loại sổ kế toán chủ yếu dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Sổ Nhật ký- sổ cái - Sổ chi tiết...

I.6.3. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ:

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái

Các loại sổ kế toán chủ yếu dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ Cái các TK 621, 622, 623, 627, 154... - Các sổ chi tiết...

I.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ:

Các loại sổ kế toán chủ yếu dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Nhật ký chứng từ số 7 - Bảng kê số 4

- Bảng phân bổ số 1, 2, 3

- Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627, 154 - Các sổ kế toán chi tiết...

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 27 -32 )

×