d. Một số lư uý
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN, ĐIỆN LỰC BÌNH THỦY 2015.
TRÊN LƯỚI ĐIỆN, ĐIỆN LỰC BÌNH THỦY 2015.
IV.1. Các giải pháp về giảm tổn thất kỹ thuật
IV.1.1. Hoàn thiện kết cấu lưới điện theo đúng tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật
Trong nền kinh tế quốc dân, nghành điện là một nghành quan trọng. Tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh điều cần đến điện năng như một yếu tố đầu vào cần thiết. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kết cấu lới điện theo đúng tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật là một vấn đề cấp bách và cần được thực hiện.
Công việc cải tạo lưới điện phải được quản lý đồng bộ. Để tránh tình trạng quá tải, nên tăng công suất hoặc thay máy biến áp có cấp 22kV, đồng thời đường dây và các trạm phân phối cũng phải được cải tạo đồng bộ; tránh tình trạng máy biến áp có cấp điện áp 22kV, trong khi đó đường dây và các trạm phân phối lại ở cấp điện áp khác, dẫn đến tình trạng không khai thác được cuộn 22kV mà các cuộn 35, 15, 10, 0.6kV ở các trạm này vẫn bị quá tải.
Đi dọc tuyến đường khu vực trên địa bàn này, chúng ta có thể quan sát thấy nhiều cột điện không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy phải nhanh chóng thay thế các đường dây, trạm, cột cũ nát bằng hệ thống điện đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, các đường dây trần nhất thiết phải được thay thế toàn bộ bằng cáp bọc nhựa có tiết diện phù hợp; các cột điện không đạt tiêu chuẩn phải được thay toàn bộ bằng cột bê tông đúc đúng yêu cầu kỹ thuật. Để đảm bảo cung cấp chất lượng cao, an toàn đối với đời sống con người, không có nguy cơ xuất hiện cháy nổ và đảm bảo độ tin cậy trong việc cung cấp điện, Điện lực Bình Thủy cần phải xây dựng những tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết:
+ Lựa chọn loại dây dẫn và cáp cho phù hợp với điều kiện môi trường sử dụng: khô hanh, ẩm ướt, có chất ăn mòn hay không, nhiệt độ cao hay thấp…
+ Quy định phương pháp đặt dây và cáp, đảm bảo cách điện với đất và dây pha với dây pha.
+ Đối với từng loại dây dẫn (dây nhôm trần, dây đồng, dây thép bọc) và đối với từng mục đích sử dụng điện (cho mắc điện ngoài trời, đường dây trên không) cũng cần phải xác định thông số kỹ thuật chính xác, đặc biệt về tiết diện dây dẫn, đảm bảo thỏa mản tổn thất điện áp cho phép trên đường dây để độ chênh áp tại nơi
Chương 4: Đề xuất các giải pháp chống tổn thất điện năng trên lưới điện, Điện lực
Bình Thủy 2015
dùng điện không vượt quá khả năng cho phép, đảm bảo thiết bị điện vẫn hoạt động bình thường và không ảnh hưởng đáng kể đến tính năng quản lý.
Nhưng để cải tạo được hệ thống điện trên địa bàn toàn quận, đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư rất hạn hẹp, không đủ đáp ứng để cải tạo toàn bộ lưới điện của quận cùng một lúc. Vì vậy, phải có kế hoạch đầu tư cải tạo cụ thể, chi tiết để sử dụng vốn đầu tư hiệu quả nhất. Ưu tiên đầu tư cải tạo lưới điện tại những khu vực đang có dự án phát triển, tập trung đông dân cư, các vùng kinh tế trọng điểm, bởi ở những khu vực này lượng điện tiêu thụ rất lớn, mạng lưới điện không tốt sẽ dẫn đến tổn thất điện năng rất cao.Tiếp đến, từng bước cải tạo lưới điện đã cũ nát để hạn chế những sự cố xảy ra: tai nạn lao động, tổn thất lớn.
Đối với vùng nông thôn, Điện lực Bình Thủy nên phối hợp với Công ty Điện lực thiết kế và quy định mức điện áp chuẩn cho toàn khu vực. Căn cứ vào mức điện áp chuẩn, việc mua sắm vật tư, kỹ thuật, xây dựng sẽ được chuẩn hóa (loại dây dẫn, chất lượng dây dẫn, loại trụ cột, khoảng cách giữa các cột,…) góp phần nâng cao chất lượng lưới điện và chất lượng điện năng cung cấp, khắc phục tình trạng chấp vá, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật – kinh doanh của lưới điện nông thôn hiện nay, phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật xuống mức thấp nhất.
IV.1.2. Điều hòa đồ thị phụ tải
Điều hòa đồ thị phụ tải có tác động lớn đến vận hành an toàn, tiết kiệm, có chất lượng và giảm tổn thất điện năng. Trong hệ thống điện, nếu một biểu đồ phụ tải xấu, có ý nghĩa là chệnh lệch giữa cao điểm và thấp điểm quá lớn, gây nên tình trạng quá tải và non tải hệ thống điện, làm ảnh hưởng tới các thiết bị khác và gây nhiều sự cố. Đặc biệt, hệ thống vận hành không chất lượng và không có hiệu quả kinh tế. Biểu đồ xấu làm cho sản xuất đình trệ, tập trung hầu hết vào các giờ cao điểm.
Theo ước tính, nếu chỉ có 50% xí nghiệp Việt Nam chuyển sản xuất từ ca 2 (14h – 22h) sang ca 3 (22h-6h) thì lượng công suất đỉnh của hệ thống sẽ giảm được khoảng 10%, tương đương với 350MW.
Vậy, hiệu quả của việc áp dụng giải pháp trên mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, không những về mặt kinh tế mà còn cả về mặt kỹ thuật: vừa nâng cao thấp điểm nhưng vẫn đảm bảo tổng lượng điện năng tiêu thụ không đổi. Bên cạnh đó, giải pháp này lại có tính khả thi rất lớn do được sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhà nước nói chung và nghành điện nói riêng.
Giải pháp này đã được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam triển khai và một số Công ty Điện lực bước đầu áp dụng. Vậy Điện lực Bình Thủy nên chú trọng và quan tâm đến giải pháp này bởi tính ưu việt của nó. Nghành điện nên áp dụng luật điện để buộc hộ tiêu thụ điện vì lợi ích chung phải sử dụng điện hợp lý và các cơ sở sản xuất phải chấp hành sử dụng điện vào những ngày quy định. Ví dụ: các cơ sở sản xuất hoạt động 1 – 2 ca cần tránh giờ cao điểm sáng, tối. Đối với sản xuất 3 ca thì phải giảm sản xuất vào giờ cao điểm và nâng sản xuất vào giờ thấp điểm. Để thực hiện giải pháp này, Điện lực Bình Thủy cần có vốn để đầu tư lắp đặt một số lượng lớn công tơ nhiều giá (phổ biến là công tơ điện tử 3 giá) có chất lượng tốt và
Chương 4: Đề xuất các giải pháp chống tổn thất điện năng trên lưới điện, Điện lực
Bình Thủy 2015
độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, Điện lực Bình Thủy nên tuyên truyền phổ biến về lợi ích của việc cắt giảm đỉnh, chuyển dịch phụ tải để các hộ dùng điện tình nguyện thay đổi hành vi sử dụng điện của mình, giảm phụ tải vào giờ cao điểm khi nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp.
IV.1.3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý và bảo dưỡng đường dây
IV.1.3.1. Quản lý đường dây truyền tải điện
Hệ thống truyền tải (bao gồm các đường dây và trạm) bao gồm nhiều bộ phận đa dạng như: máy biến áp, máy cắt, giao cách ly, tụ bù, sứ xuyên, thanh cái, cáp ngầm,… các bộ phận này điều phải chịu tác động của môi trường (gió, mưa, băng giá, nhiệt độ…), như vậy, cấu trúc hệ thống truyền tải chịu ảnh hưởng của tất cả những yếu tố rủi ro ngoài trời, đồng thời nó cũng phải chịu tác động của những rủi ro riêng đối với các công trình điện (xung sét, xung thao tác, các ứng suất về điện, từ và nhiệt).
Ngoài ra, tất cả các bộ phận này đều bị lão hóa dần theo thời gian. Chính vì vậy, phải triển khai và áp dụng các quy trình quản lý, bảo dưỡng và phương pháp giám sát nhằm phòng và tránh kịp thời tình trạng hư hỏng thiết bị thông qua việc phát triển các bộ phận sắp hư hỏng, kịp thời sửa chữa hoặc thay thế chúng, như vậy sẽ duy trì được độ tin cậy của hệ thống lắp đặt, giảm thiểu các rủi ro xảy ra sự cố và thời gian ngừng cung cấp điện.
Hiện nay công tác quản lý sử dụng hiệu quả đường dây tại Điện lực Bình Thủy còn nhiều bất cập nên hiệu quả chưa cao. Để quản lý sử dụng hiệu quả tài sản đường dây truyền tải, Điện lực Bình Thủy cần thành lập một đơn vị có đủ năng lực chuyên môn và nhân lực cần thiết để thực hiện các chức năng, đó là phải nắm được những vấn đề:
+ Các loại vật liệu, thiết bị khác nhau được sử dụng trên tất cả các tuyến dây đặc tính và nơi lắp đặt.
+ Hồ sơ bảo dưỡng các bộ phận.
+ Các công việc sửa chữa đã tiến hành từng cột hay từng bộ phận, ngày tháng thực hiện và điều kiện của các bộ phận (mức độ sử dụng, tuổi thọ còn lại).
+ Tình trạng vận hành của tất cả các bộ phận và các kết cấu khung cứng. +Loại kiểm định được thực hiện.
+ Những hư hỏng và dấu hiệu bất thường được phát hiện, thứ tự ưu tiên sửa chữa lớn với từng trường hợp và kế hoạch sửa chữa.
+ Các biện pháp quản lý và kiểm tra việc sửa chữa.
+ Các yếu tố gia tăng tốc độ lão hóa và các điều kiện môi trường, đăc biệt tại từng vị trí cột và suốt dọc theo chiều dài đường dây.
+ Hệ thống truyền tải và các bộ phận của đường dây có đáp ứng được các tiêu chuẩn thiết kế ban đầu hay không?
+ Những giả định ban đầu về điều kiện khí hậu và phụ tải vẫn còn giá trị hay là phải chọn những giá trị khác khi có những thông tin mới về các hiện tượng khí tượng thủy văn.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp chống tổn thất điện năng trên lưới điện, Điện lực
Bình Thủy 2015
+ So với các phương pháp thiết kế mới triển khai thì đường dây có còn đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế hay không?
+ Tính năng của đường dây và hệ số không sẵn sàng.
+ Danh mục các trường hợp ngừng cung cấp điện bắt buộc thoáng qua cũng như lâu dài, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
+ Công suất hiện tại của mỗi đường dây.
+ Kế hoạch dài hạn về bảo dưỡng và dự kiến nguồn vốn, nhân lực cần thiết. + Các chỉ tiêu được sử dụng để đưa ra những quyết định cần thiết cải thiện tình trạng hoạt động của đường dây, có xét đến chỉ tiêu về độ tin cậy, độ an toàn và kinh tế.
Ngoài ra, cần đáp ứng những biện pháp cũng như những phương tiện hiệu qủa nhất nhằm giảm nhẹ công việc:
+ Hệ thống thông tin về quản lý bảo dưỡng được vi tính hóa, nhằm xử lý tất cả các số liệu liên quan.
+ Sử dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý) để định vị các tuyến dây, vị trí cột và đường dẫn.
+ Các phương pháp kỹ thuật cũng như phương tiện giám định tình trạng của các bộ phận và phát hiện những bộ phận hư hại.
+ Áp dụng các phương pháp thử nghiệm để dễ dàng đánh giá độ bền còn lại và mức độ lão hóa của các bộ phận.
+ Vi tính hóa cơ sở dữ liệu.
+ Lưu trữ các biên bản và dữ liệu. + Đào tạo nhân lực và thợ đường dây.
Vậy, các hoạt động của Điện lực Bình Thủy cần tiến hành:
- Thông tin về thiết bị, phương tiện hay các dữ liệu về tài sản đường dây truyền tải:
+ Mô tả các bộ phận: Mô tả chi tiết từng tuyến đường dây, các bộ phận của nó, các chỉ tiêu thiết kế, bản vẽ thiết kế chi tiết, tên nhà chế tạo hay hãng thầu, số xê ri, năm lắp đặt, khả năng có phụ tùng thay thế, nếu các bộ phận đã từng được thay thế hoặc sửa chữa thì nêu rõ thời gian và phương pháp,…
+ Thông tin về hành lang tuyến: chiều rộng, bản đồ đi tuyến, cây cối, mục đích sử dụng đất, chất đất, đường dẫn, nối đất, người có quyền sử dụng đất, hình thức thuê đất.
+ Điều kiện môi trường: độ cao so với mặt biển, khí hậu, mức độ sét, ô nhiễm, các biện pháp giảm tác động đến môi trường cần áp dụng, các biện pháp cần áp dụng để phát quang và kiểm soát sự phát triển của cây cối.
- Đánh giá các bộ phận của hệ thống truyền tải:
+ Các tiêu chuẩn áp dụng khi tiến hành kiểm tra định kỳ các bộ phận theo kỳ hạn kiểm tra.
+ Kiểm tra bằng mắt và kiểm tra qua ảnh chụp.
+ Chuẩn đoán (ghi nhiệt độ mối nối, theo dõi độ rung…).
+ Lấy mẫu thử nghiệm phá hủy (sứ cách điện, kết cấu kim loại).
Phân tích các thông tin thu thập được cho phép xác định các dấu hiệu hư hỏng có thể tiến hành sửa chữa cần thiết.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp chống tổn thất điện năng trên lưới điện, Điện lực
Bình Thủy 2015
- Thực tế vận hành:
Thu thập các số liệu về đường dây và các bộ phận của nó, kể từ khi đóng điện đường dây, trong điều kiện vận hành bình thường cũng như khi xảy ra sự cố: loại sự cố, ngày xảy ra sự cố, thời tiết (sét, gió, bão), môi trường (mức độ ô nhiễm, độ ẩm, nhiệt độ không khí), số liệu vận hành đường dây (dòng điện tải, nhiệt độ dây dẫn). Phân tích các sự cố giúp cho việc xác định nguyên nhân sự cố và tốc độ lão hóa được chính xác.
- Đánh giá độ tin cậy:
Sau một sự kiện đặc biệt, cần thay đổi hệ thống hoặc có thêm đường dây mới, và thay định kỳ cùng với sự phát triển của nghành, cần tiến hành đánh giá mức độ tin cậy của đường dây và hệ thống truyền tải nhằm bảo đảm duy trì độ tin cậy hiện tại ở mức thiết kế ban đầu hay đáp ứng được yêu cầu độ tin cậy mới.
- Số liệu thu được từ 4 công tác đánh giá trên tạo thành cơ sở dữ liệu “Thông tin về tài sản hệ thống truyền tải”.
Việc xử lý tất cả các dữ liệu này ngày một tiến bộ theo thời gian và hiện nay, rõ ràng là muốn sử dụng hiệu quả số lượng thông tin lớn như vậy thì phải có một hệ thống quản lý thông tin về tài sản hệ thống truyền tải bằng máy tính.
Trên cơ sở các dấu hiệu hư hỏng, các kết quả phân tích sự cố, tình trạng vận hành của đường dây và các bộ phận, từ đó đưa ra các quyết định về quản lý (năng lực của đường dây bằng tích của công suất truyền tải với hệ số khả dụng của đường dây đó).
Quyết định về quản lý sẽ được đưa ra nhằm tối ưu hóa năng lực, chất lượng phục vụ và các chi phí trên cơ sở đảm bảo an toàn, các yêu cầu về môi trường, các quy trình vận hành, nhu cầu tương lai và các chỉ tiêu tài chính. Các quyết định này phải dựa trên cơ sở các nghiên cứu đánh giá rủi ro có xét đến hậu quả của quyết định này. Những điểm lưu ý trên sẽ dẫn đến các biện pháp quản lý khác nhau: duy trì công suất thiết kế; khôi phục năng lực; khôi phục độ tin cậy thiết kế, nâng cao năng lực; chương trình khắc phục sự cố khẩn cấp.
Thực hiện quản lý đường dây tải điện sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho Điện lực Bình Thủy trong việc cải tạo lưới điện, hạn chế sự cố, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng về kỹ thuật xuống mức thấp nhất.
IV.1.3.2. Tiến hành bảo dưỡng đường dây
Độ tin cậy và năng lực của đường dây truyền tải phụ thuộc vào thiết kế kỹ thuật, đồng thời cũng phụ thuộc vào chất lượng chế tạo và xây dựng của các bộ phận.
Bảo dưỡng chỉ có thể duy trì hoặc khôi phục lại độ tin cậy thiết kế và phù hợp với hệ số không khả dụng thấp nhất của đường dây, đồng thời phải đảm bảo mức chi phí thấp nhất.
Để làm được điều này, Điện lực Bình Thủy quản lý đường dây cần xây dựng chính sách bảo dưỡng trên cơ sở các khuyến nghị của nhà chế tạo, đánh giá về kỹ thuật, các dữ liệu về thực tế vận hành các bộ phận. Để phù hợp với tình hình cụ thể của từng khu vực trên địa bàn mà Điện lực Bình Thủy sửa đổi bổ sung, ở một chừng
Chương 4: Đề xuất các giải pháp chống tổn thất điện năng trên lưới điện, Điện lực