Thành phần acid béo của ba chủng vi tảo silic

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài vi tảo silic phân lập ở rừng ngập mặn xuân thủy, nam định (Trang 25)

Bảng 3.2. Thành phần acid béo của ba chủng vi tảo Chaetoceros C2, Navicula N8,

Navicula N9

STT Acid béo Tên thƣờng gọi

Tỷ lệ % (% tổng số acid béo) Chaetoceros C2 Navicula N8 Navicula N9 1 C4:0 Butyric acid 0.171 0.122 2 C10:0 Capric acid 0.325 0.110 3 C12:0 Lauric acid 0.642 0.197 4 C14:0 Myristic acid 1.910 9.691 3.123 5 C14:1n-5 Myristolenic acid 18.086 0.798 0.217 6 C15:0 Convolvulinolic acid 0.745 7 C15:1n-5 Hormelic acid 0.096 0.703 0.352 8 C16:0 Palmitic acid 5.532 52.557 58.303 9 C16:1n-7 Palmitoleic acid 15.232 13.694 25.290 10 C16:1n-9 Ambrettolic acid 2.200 11 C17:0 Margric acid 9.519 1.200 0.178 12 C17:1n-7 Heptadecenoic acid 1.493 0.230

13 C18:0 Stearic acid 1.462 3.773 1.259 14 C18:1n-7 Asclepic acid 3.744 8.623 1.934 15 C18:1n-9 Oleic acid 1.188 16 C18:2n-6 Linoleic acid 2.703 1.271 17 C18:3n-3 α-Linolenic acid 0.483 18 C18:3n-6 γ-Linolenic acid 1.122 0.351 0.109 19 C18:4n-3 Moroctic acid 0.216 20 C18:5n-3 Octadecapentaenoic acid 1.559 21 C20:0 Arachidic acid 1.048 0.797 22 C20:1n-9 Gondoic acid 0.256 23 C20:1n-7 Paullinic acid 0.099 24 C20:4n-3 Eicosatetraenoic acid 4.028

25 C20:4n-6 Arachidonic acid (AA) 7.845 0.764 26 C20:5n-3 Eicosapentaenoic acid (EPA) 24.759

27 C22:0 Behenic acid 1.044 2.077

28 C22:4n-6 Adrenic acid 0.341

29 C24:0 Lignoceric acid 0.121

Kết quả phân tích thành phần acid béo của vi tảo Chaetoceros C2, Navicula N8,

Navicula N9 đƣợc thể hiện ở bảng 3.2, nhận thấy tỉ lệ acid béo trong cả ba chủng vi tảo khá đa dạng.

Vi tảo Chaetoceros C2 chứa 19 loại acid béo, bao gồm 7 loại acid béo no và 12 loại acid béo không no. Trong đó, tỉ lệ acid béo không no rất cao, chiếm 76.358% tổng số acid béo trong vi tảo Chaetoceros C2. Tỉ lệ EPA và AA cao, EPA chiếm 24.759% còn AA chiếm 7.845% tổng số acid béo thể hiện đặc tính phổ biến của tảo silic [7,8]. Tỉ lệ eicosapentaenoic acid (20:5n-3) trong vi tảo Chaetoceros C2 cao nhất trong tổng số các loại acid béo: eicosapentaenoic acid chiếm 24.759% tổng số acid béo; tiếp đó đến myristolenic acid (14:1n-5) với tỉ lệ là 18.086% và palmitoleic (16:1n-7) là 15.232%. Các acid béo đạt tỉ lệ cao tiếp theo lần lƣợt là margric (17:0), arachidonic acid (20:4n-6) và asclepic (18:1n-7) với tỉ lệ lần lƣợt là 9.519%, 7.845% và 3.744% tổng số acid béo trong

vi tảo Chaetoceros C2. Tỉ lệ EPA và AA khá cao (EPA chiếm 24.759%, AA chiếm 7.845%) có trong vi tảo Chaetoceros C2 có ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt tính của chủng.

Cả hai chủng Navicula N8, Navicula N9 trong thành phần đều có 17 loại acid béo không no thuộc dạng C4, C10, C12, C14, C15, C16, C17, C18, C20, C22. Tuy nhiên thành phần từng loại acid béo ở mỗi loài là khác nhau. Chủng Navicula N8 có tỉ lệ acid palmitic (C16:0) lớn nhất chiếm 52.557%, sau đó tới acid palmitoleic chiếm 13.694%, trong chủng Navicula N8 có chứa hàm lƣợng acid arachidonic (AA) 0.764%.. Chủng

Navicula N9 cũng có tỉ lệ acid palmitic (C16:0) lớn nhất chiếm 58.303%, acid Palmitoleic chiếm 25.290% và có hàm lƣợng acid oleic chiếm 1.188%. Có thể nhận thấy trên sắc ký đồ của cả ba chủng sự xuất hiện của acid béo quan trọng là DHA nhƣng có tỉ lệ rất thấp.

Kết quả thành phần các acid béo đƣợc thể hiện rõ hơn trên sắc ký đồ sau:

Hình 3.10. Sắc ký đồ thành phần acid béo của vi tảo Navicula N8

Hình 3.11. Sắc ký đồ thành phần acid béo của vi tảo Navicula N9

Với sự đa dạng về thành phần các loại acid béo trong ba chủng vi tảo Chaetoceros C2,

Navicula N8, Navicula N9 và đặc biệt với hàm lƣợng các acid béo không no, sự có mặt của AA, EPA và DHA đây là tiền chất trong sinh tổng hợp các chất nhƣ các hormone bao gồm: prostaglandin, thrombosane, và leukotriene. Cả ba chủng vi tảo đều có thể ứng dụng cho nuôi trồng thủy sản, làm tăng chất lƣợng con giống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Từ các mẫu thu thập từ rừng ngập mặn Xuân Thủy – Nam Định, phân lập và tuyển chọn và lƣu giữ ba chủng vi tảo ký hiệu C2 thuộc chi Chaetoceros và N8, N9 thuộc chi Navicula. Dựa vào đặc điểm hình thái học quan sát đƣợc trên kính hiển vi quang học và khả năng phát triển của vi tảo cần nghiên cứu trên môi trƣờng chuẩn đoán, định danh sơ bộ ba chủng vi tảo Chaetoceros C2; Navicula

N8; Navicula N9 thuộc các loài Chaetoceros muelleri; Navicula tuscula

Navicula radiosa.

2. Môi trƣờng ASW là môi trƣờng dinh dƣỡng tốt nhất cho sự sinh trƣởng và phát triển của vi tảo chủng Chaetoceros C2, Navicula N9 với mật độ tế bào đạt cao nhất là 67.22 ×106/ml và 137.6×106/ml. Vi tảo chủng Navicula N8 sinh trƣởng tốt nhất trên môi trƣờng ESM với mật độ tế bào cao nhất đạt 129×106/ml.

3. Chủng vi tảo Chaetoceros C2 có chứa thành phần acid béo không no quan trọng là EPA (chiếm đến 24.759%), AA (7.845%); chủng Navicula N8 và Navicula N9 đều có tỉ lệ acid palmitic lớn nhất chiếm 52.557% và 58.303%. Chủng Navicula

N8 có chứa hàm lƣợng acid arachidonic (AA) 0.764%, chủng Navicula N9 có hàm lƣợng acid oleic chiếm 1.188%. Sự đa dạng về thành phần các loại acid béo (từ 17- 19 loại acid béo) cho thấy cả ba chủng vi tảo đều có thể ứng dụng cho nuôi trồng thủy sản, làm tăng chất lƣợng con giống.

KIẾN NGHỊ

1. Cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá tác động của các chủng vi tảo silic tới sự sinh trƣởng, phát triển của thủy sản để có thể sớm đƣa vào nuôi trồng thủy sản, nhằm tăng chất lƣợng, tăng năng suất và giảm giá thành trong nuôi trồng thủy sản. 2. Đẩy mạnh công tác bảo tồn và lƣu giữ các nguồn gen vi tảo silic quý hiếm ở các

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Đặng Đình Kim, Đặng Hoàng Phƣớc Hiền. 1999. Công nghệ sinh học vi tảo. NXB Nông nghiệp.

2. Dƣơng Đức Tiến, Võ Văn Chi. 1978. Phân loại học thực vật bậc thấp. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2:tr 109-114.

3. Lê Trọng Cúc. 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2:tr 109-114.

4. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy. Hệ thống học thực vật. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002.

5. Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD), trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC) và Cục tài nguyên nƣớc và môi trƣờng thuộc chính phủ Autralia. Báo cáo đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Xuân Thủy, tr 16.

6. Trƣơng Ngọc An. 1993. Phân loại tảo silic phù du biển Việt Nam. NXB Khoa học kĩ thuật.

Tài liệu Tiếng Anh

7. A.S Carlsson, J.B van Beilen, R. Moller and D. Clayton. 2007. Micro-and Macro- algae: Utility for industrial applications. Output from the EPOBIO project, CPL Press, UK.

8. A.Shirora. 1966. The plankton of south Viet Nam Fresh Water and Marine Plankton. Overseas Technical Cooperation Agency Japan

9. Fumie Kasai, Masanobu Kawachi, Mayumi Erata and Makoto M.Wantanabe,(2004), “NIES - Collection, list of strains”, National Institute for Environmental Studies, Japan, No. 182, pp 54 – 58.

10.Hargraves P.E. (1979). “Studies on marine plankton Diatoms. IV. Morphology of Chaetoceros resting spores”. Nova Hedwigia Beiheft 64: 99-120.

11.L. K. Medline and I. Kaczmarska. Evolution of the diatoms (2004),. “Morphological and cytological support for the major clades and a taxonomic revision”. Phycologia, Vol. 43 (3), pp. 245-270.

12.Makoto shirai, Katsumi Matumaru, Akio Ohotake, Yoshichika Takamura, Tokujiro Adia and Masayasu Nakano (1989), “Development of a Solid medium for Growth and Isolation of Axenic Microcystis Strains (Cyanobacteria), Appl Environ Microbiol. 55(10): pp. 2569-2571.

13. Miller L.T (1982), "Single derivatization method for routine analasyis of bacterial whole cell fatty acid methyl esters, including hydroxy acids". J. Clin. Microbiol.,16. 584-586

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài vi tảo silic phân lập ở rừng ngập mặn xuân thủy, nam định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)