ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tổng quan về vai trò dopamin trong não và hiệu quả của morphin amphetamin trong não chuột thực nghiệm (Trang 30)

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

2.2.1.1. Các nguồn cơ sở dữ liệu

Các y văn nghiên cứu là các bài báo nghiên cứu được tìm kiếm trên các nguồn dữ liệu: Pubmed và các tạp chí nghiên cứu vềY Dược học Việt Nam (Tạp chí Dược học, Tạp chí nghiên cứu Dược và thông tin thuốc, Tạp chí Y học thực hành). Lựa chọn các bài báo được tính đến hết ngày 01/03/2013.

2.2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn các bài báo

Lựa chọn các bài báo có đủ các tiêu chuẩn sau:

-Thí nghiệm được tiến hành trên chuột bình thường (wide type).

-Thuốc được sử dụng cho thí nghiệm : amphetamin (và các tên gọi đồng nghĩa khác được tra cứu trong MeSH) và/hoặc morphin (và các tên gọi đồng nghĩa khác được tra cứu trong MeSH).

Hình 2.2. Công cụ MeSH tìm kiếm từđồng nghĩa

-Thuốc được sử dụng đường tiêm dưới da hoặc tiêm màng bụng. -Các thuốc được sử dụng điều trị cấp tính.

-Sử dụng phương pháp thẩm tách micro (microdialysis).

-Nhóm sử dụng thuốc được so sánh với nhóm không sử dụng thuốc.

-Nghiên cứu đưa ra kết quả so sánh nồng độ DA trong não tại vùng Nhân Accumben (Nucleus accumbens) và/hoặc vùng thể vân (Striatum) và/hoặc vùng Ventral tegmental (ventral tegmental area) ở nhóm chuột dùng thuốc so với nhóm chuột không dùng thuốc. Kết quả là tỉ lệ phần trăm nồng độ DA (%) tại các vùng trong não của nhóm sử dụng thuốc so với nhóm chứng.

2.2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

Loại trừ các bài báo có 1 trong các tiêu chuẩn sau:

-Nghiên cứu tiến hành trên các chuột được gây mô hình bệnh, chuột biến đổi gen, chuột cái, chuột sơ sinh.

-Thuốc được tiêm trực tiếp vào não. -Thuốc sử dụng mạn tính.

-Các bài báo tổng quan.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.2.1. Chiến lược tìm kiếm

 Tìm kiếm trên các tạp chí Y Dược học Việt Nam (tạp chí Y học thực hành, tạp chí Dược học, tạp chí nghiên cứu Dược và thông tin thuốc): Tìm kiếm bằng tay các bài báo đã được công bố trên tạp chí tính đến ngày 01/03/2013. Kết quả01 bài nghiên cứuđược tìm thấy đăng trên Tạp chí Dược học.

 Tìm kiếm trên Pubmed/Medline: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/ -Tìm kiếm các từ đồng nghĩa của các từ khóa: Morphine, Amphetamine, Ventral tegmental, Nucleus accumbens, Striatum, Microdialysis, Dopamine

trên trường MESH của MEDLINE. -Ngày tìm kiếm: 01/03/2013

Kết quảthu được tính đến ngày 01/03/2013 là: 829 bài báo nghiên cứu.

2.2.2.2. Quy trình tìm kiếm và lựa chọn bài báo

Các bài báo sau khi đã được tìm kiếm trên các nguồn cơ sở dữ liệu sẽ được đánh giá theo các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừđã được nêu ở trên.

Quá trình này được tiến hành qua các bước (Hình 2.3):

Bước 1: Lựa chọn bài báo qua tiêu đề và tóm tắt (abstract). Một số bài báo sẽ được loại bỏ nếu nội dung tiêu đề và abstract không phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn hoặc có những tiêu chuẩn loại trừ.

Bước 2: Các bài báo được lựa chọn qua bước 1 sẽđược lựa chọn lần 2 bằng

cách đọc nội dung chi tiết bài báo (fulltext) và đánh giá dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.

Bước 3: Các bài báo được lựa chọn sau bước 2 sẽ chính thức được đưa vào

phân tích kết quả.

((Morphia OR Morphine OR “SDZ 202-250” OR “SDZ 202 250” OR “SDZ 202250” OR “SDZ202-250” OR “SDZ202 250” OR SDZ202250 OR MS Contin OR Oramorph SR OR Duramorph)

OR

(Phenopromin OR Phenamine OR Amfetamine OR Desoxynorephedrin OR Fenamine OR Centramina OR Mydrial OR Thyramine OR Amphetamine OR l-Amphetamine OR Levoamphetamine OR levo-Amphetamine))

AND

(ventral tegmental OR nucleus accumbens OR (Corpus Striatum OR Lenticular Nucleus OR Nucleus Lentiformis OR Lentiform Nucleus))

AND microdialysis AND (dopamine OR 3,4-Dihydroxyphenethylamine OR “3,4 Dihydroxyphenethylamine” OR 4-(2-Aminoethyl)-1,2-benzenediol OR Intropin)

Trong trường hợp không lấy được bài có fulltext, các bài báo đó sẽ được đánh giá dựa trên nội dung tiêu đề và tóm tắt (abstract). Bài báo chỉ được lựa chọn nếu nội dung tóm tắt thỏa mãn các tiêu chuẩn đánh giá và có kết quả cụ thể.

Như vậy, các bài báo sau khi được tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu sẽ được đánh giá dựa vào tiêu đề, tóm tắt và nội dung chi tiết theo các tiêu chí đã được nêu ra từ trước. Việc lựa chọn các bài báo qua từng bước đều có sự trao đổi và đồng thuận giữa người làm nghiên cứu và Thầy hướng dẫn.

Quy trình tìm kiếm và thu thập bài báo được trình bày trong hình dưới đây

(Hình 2.3).

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình tìm kiếm và lựa chọn bài báo

Các bài báo có tiêu đề và abstract phù hợp nhưng không lấy được

fulltext

Tìm kiếm bài báo nghiên cứu trên Pubmed và các tạp chí Y Dược học Việt Nam

Lựa chọn các bài báo đạt tiêu chuẩn để phân tích kết quả Đánh giá các bài báo qua

đọc fulltext

Loại trừ các bài báo không đạt tiêu chuẩn Đánh giá các bài báo qua

đọc tiêu đề và tóm tắt

Loại trừ các bài báo không đạt tiêu chuẩn

2.2.2.3. Nội dung thu thập từbài báo được lựa chọn

Bảng chiết xuất dữ liệu sẽ tổng kết thông tin theo tên tác giả; năm xuất bản bài báo; đặc điểm của chuột làm nghiên cứu: loài, cân nặng, sốlượng trong từng nhóm; vị trí cấy kim thăm dò; thuốc được lựa chọn nghiên cứu; liều; đường dùng và kết quả phần trăm mức tăng nồng độ DA sau khi tiêm thuốc so với nồng độ nền trước khi tiêm.

2.2.2.4. Xử lý số liệu

Trong quá trình làm tổng quan hệ thống (systematic review), tất cả các bài báo nghiên cứu, kết quả xử lý số liệu sau quá trình tìm kiếm được lưu trữ và quản lý bằng phần mềm Endnote X5.0.1.

2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3.1. Sốlượng nghiên cứu cần phân tích hệ thống

Sau khi tìm kiếm trên các nguồn cơ sở dữ liệu, chúng tôi tìm được 830 bài báo, trong đó có 829 bài trên nguồn cơ sở dữ liệu Pubmed và 1 bài trên Tạp chí Dược học. Khảo sát trên tiêu đề và tóm tắt (abstract) của 830 bài, chúng tôi lựa chọn 106 bài thỏa mãn tiêu chuẩn. Trong 106 bài có 5 bài không lấy được nội dung chi tiết (fulltext). Tuy nhiên, sau khi đọc nội dung 5 bài abstract trên không thu được số liệu kết quả nên bị loại (Danh sách bài báo bị loại xem ở Phụ lục 2). Sau khi đọc cẩn thận nội dung chi tiết của 101 bài báo lấy được fulltext, có 18 bài báo được lựa chọn cuối cùng và 83 bài báo bị loại vì các lý do (xem ở phụ lục 1):

- Chuột không đạt yêu cầu (n=11)

- Sử dụng thuốc Molsidomin hoặc Nitroindazol trước khi tiêm amphetamin (n=1) - Thuốc được sử dụng mạn tính (n=2)

- Nghiên cứu có mục đích khác và không lấy được số liệu (n=14) - Thí nghiệm không sử dụng amphetamin hoặc morphin (n=4) - Thí nghiệm không sử dụng phương pháp thẩm tách micro (n=1) - Không có số liệu mức tăng DA (n=20)

- Thí nghiệm không có nhóm chứng (n=12)

- Không sử dụng đường tiêm dưới da hoặc tiêm màng bụng (n=11) - Vùng cấy kim thăm dò không nằm trong vùng nghiên cứu (n=7)

Trong 18 bài được lựa chọn cuối cùng, chúng tôi sẽ phân tích kết quả dựa trên 3 tiêu chí:

- Hiệu quả của amphetamin trên sựthay đổi nồng độ DA trong não (n=9) - Hiệu quả của morphin trên sựthay đổi nồng độ DA trong não (n=7)

- So sánh hiệu quả của amphetamin với morphin trên sự thay đổi nồng độ DA trong não (n=2).

Kết quả về số lượng bài được lựa chọn hay loại trừ được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây(Hình 2.4). n là số bài báo nghiên cứu.

Hình 2.4. Kết quả lựa chọn bài báo

83 bài báo bị loại vì các lý do:

- Chuột không đạt yêu cầu (n=11) - Sử dụng thuốc Molsidomin hoặc

Nitroindazol trước khi tiêm amphetamin (n=1)

- Thuốc được sử dụng mạn tính (n=2) - Nghiên cứu có mục đích khác (n=14)

- Thí nghiệm không sử dụng amphetamin hoặc morphin (n=4)

- Thí nghiệm không sử dụng phương pháp

thẩm tách micro (n=1)

- Không có số liệu mức tăng DA (n=20)

- Thí nghiệm không có nhóm chứng (n=12) - Không sử dụng đường tiêm dưới da hoặc

tiêm màng bụng (n=11)

- Vùng cấy kim thăm dò không nằm trong vùng nghiên cứu (n=7) Lựa chọn để phân tích: n=18 Loại: n=83 (Phụ lục 1) Amphetamin và morphin: n=2 Amphetamin: 9 Morphin: n=7 vềtrước

Bài báo được đánh giá trên tiêu đề và abstract Tổng số bài báo nghiên cứu tìm kiếm được: n=830 bài

Các bài báo bị loại trừ: n=724 với các lý do:

- Không sử dụng thuốc đang nghiên cứu: n=300 - Không nghiên cứu về dopamin:n= 98

- Là bài tổng quan: n=8

- Không nghiên cứu trên chuột: n=13

- Nghiên cứu sử dụng mạn tính thuốc morphin và/hoặc amphetamin: n=72

- Chuột không thỏa mãn yêu cầu : n=88 - Nghiên cứu ở vùng não khác: n=40

- Đường sử dụng thuốc không phải là i.p. hay s.c.: n= 43 - Thiết kế nhóm nghiên cứu không phù hợp (Thuốc khác

được sử dụng trước morphin hoặc amphetamin; không có

nhóm đối chứng không dùng thuốc): n=46

- Mục đích nghiên cứu tác dụng của môi trường đến tác dụng của thuốc: n=3

- Không sử dụng phương pháp thẩm tách micro: n=13

Số bài báo lấy được fulltext: n=101

Sốbài báo thu được sau khi đọc tiêu đề và abstract: n=106 Số bài báo không lấy được fulltext: n=5 Loại vì không có kết

2.3.2. Hiệu quả của amphetamin trên sựthay đổi nồng độ dopamin trong não

Trong số 18 bài nghiên cứu được lựa chọn đưa vào phân tích, có 9 bài báo có nội dung nghiên cứu về thuốc amphetamin.

Thí nghim tiến hành trên chut cng loài Wistar:

1. Kurling-Kailanto, S. và cộng sự 2010 [85]: Mục tiêu của nghiên cứu là phong bế thụ thể androgen hay estrogen làm giảm khả năng tác dụng của nandrolon trong việc thay đổi tác dụng cấp tính của amphetamin trên nồng độ DA trong não ở chuột. Chuột đực (300-350g) được chia làm 2 nhóm, trong đó nhóm chứng (n=6) được tiêm NaCl 0.9% và nhóm thử nghiệm (n=6) được tiêm màng bụng amphetamin 1.0mg/kg. Kết quả là amphetamin làm tăng nồng độ DA ngoại bào ở vùng nhân accumben lên 1100% so với nồng độ nền (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, p<0.001) (Bảng 2.1).

2. Afanas'ev, II và cộng sự 2001 [7] : Thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của amphetamin trên sự giải phóng DA ở vùng thể vân trong não chuột. Chuột cống đực có cân nặng trong khoảng 250-300g được lựa chọn cho thí nghiệm. Kim thăm dò được cấy vào vùng thể vân bên phải. Sau khi phẫu thuật 1 ngày, kim thăm dò được nối với hệ thống thẩm tách micro để bơm dịch giả não tủy với tốc độ 2 µl/phút. Chuột được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 10 con. Nhóm chứng sử dụng dung dịch NaCl 0.9%, nhóm thử được tiêm màng bụng D-amphetamin 5.0mg/kg. D- amphetamin làm tăng nhanh nồng độ DA tại vùng thể vân (striatum), cao nhất khoảng 950%±450% so với nồng độ nền (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, P<0.05) (Bảng 2.1).

3. Kankaanpaa, A. và cộng sự 1998 [76]: Thí nghiệm này nghiên cứu những ảnh hưởng của việc sử dụng amphetamin cấp tính trên chuột đến nồng độ DA ở vùng nhân accumben. Ở nhóm chứng, chuột được tiêm NaCl 0.9%. Nhóm thửđược tiến hành thử nghiệm ở các liều amphetamin khác nhau: 1.0 , 3.0 và 9.0 mg/kg với đường tiêm dưới da. Mỗi nhóm có 5-6 con chuột đực từ 11-12 tuần tuổi. Kết quả thử nghiệm cho thấy nồng độDA đo được tại vùng nhân accumben ở nhóm thửtăng

lên đến 700%, 800% và 1300% (tương ứng với liều 1.0, 3.0 và 9.0mg/kg) so với nồng độ nền (Bảng 2.1).

4. Butcher, S. P. và cộng sự 1988 [19]: Mục tiêu của nghiên cứu là sựtăng giải phóng DA do amphetamin ở vùng thể vân trên chuột đực, có cân nặng trong khoảng 250-300g. Các nhóm thử(n=4) được tiêm màng bụng amphetamin với các liều 2.0, 4.0, 8.0 và 16.0mg/kg. Nhóm chứng (n=4) được tiêm NaCl 0.9%. Kết quả cho thấy nồng độ DA ở nhóm thử nghiệm sau khi tiêm thuốc tăng lên so với nồng độ nền, tương ứng với liều trên là 350%, 720%, 1100% và 1400% (Bảng 2.1).

Thí nghim tiến hành trên chut cng loài Sprague Dawley:

5. Rowley, H. L. và cộng sự 2012 [119]: Nghiên cứu được tiến hành trên chuột đực (250-350g). Kim thăm dò được cấy ở vùng thể vân. Nhóm thử (n=5-6) được tiêm màng bụng amphetamin 1.5 mg/kg làm tăng nồng độ DA ở vùng thể vân rất nhanh và đạt mức tối đa sau 30 phút là 1291±522% so với nồng độ nền (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm không dùng thuốc (n=5-6), p<0.001) (Bảng 2.1).

6. Auclair, A. L. và cộng sự 2010 [11]: Chuột đực (330-380g) được lựa chọn làm nghiên cứu. Nhóm chứng (n=4-6) được tiêm dung dịch đối chứng, nhóm thử (n=4- 6) được tiêm màng bụng amphetamin 0.5mg/kg. Nồng độ DA đo được ở vùng thể vân của nhóm dùng thuốc tăng lên 324% so với nồng độ nền (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không được tiêm amphetamin, p<0.001) (Bảng 2.1).

7. Dawson, L. A. và cộng sự 2003 [31]: Nghiên cứu sử dụng chuột đực (280– 350 g), mỗi nhóm 8-12 con. Nhóm chứng được tiêm dung dịch chuẩn. Nhóm thử được tiêm dưới da amphetamin 0.3 mg/kg. Kim thăm dò được cấy vào vùng thể vân. Amphetamin làm tăng nồng độ DA so với nồng độ nền cao nhất là 311.3±73.5% (40 phút sau khi tiêm) (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, p<0.01) (Bảng 2.1).

8. Hurd, Y. L. và cộng sự 1992 [68]: Thí nghiệm tiến hành trên chuột đực (250- 300g) với mục đích nghiên cứu về sự giải phóng DA ở vùng nhân accumben khi sử dụng amphetamin. Chuột được tiêm dưới da amphetamin liều 1.5 mg/kg có nồng độ

DA trong não tăng lên 650% so với nồng độ nền ngay lập tức (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chuột được tiêm NaCl 0.9%, p<0.01) (Bảng 2.1).

9. Sharp, T. và cộng sự 1987 [125]: Chuột đực (280-320) được tham gia thử nghiệm với amphetamin và NaCl 0.9%. Ở nhóm chứng (n=9), nồng độ DA nền ở cả vùng thể vân và vùng nhân accumben đều không đổi sau khi được tiêm NaCl 0.9%. Nhóm thử (n=9) được thử nghiệm với amphetamin đường tiêm dưới da ở các liều khác nhau. Kết quả cho thấy nồng độ DA nền ở vùng nhân accumben và vùng thể vân đều tăng cao tương ứng với các liều 0.5 mg/kg là 642% và 608%; 2.0 mg/kg là 1236% và 1629%; và 5.0 mg/kg là 3568% và 2291% (Bảng 2.1).

Dưới đây là bảng tổng kết nghiên cứu về sự thay đổi nồng độ DA trong não khi sử dụng amphetamin trên chuột cống thí nghiệm (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Kết quả các nghiên cứu về sựthay đổi nồng độ DA trong não khi sử dụng amphetamin trên chuột cống.

Thứ tự Tên tác giả, năm xuất bản Loài chuột cống Cân nặng (g) n Vịtrí đo DA Đường dùng Liều mg/kg Mức tăng tỉ lệ % nồng độ DA so với nồng độ nền 1 Kurling- Kailanto, S. 2010 [85] Wistar 300 –350 6 NAc: A=+1.9 L=−1.0 V=−6.0 i.p. 1.0 1100% 2 Afanas'ev, II 2001 [7] Wistar 250–300 10 Thể vân: A=+0.5 L= +3 V= -7.0 i.p. 5.0 950±450% 3 Kankaanpaa, A. 1998 [76] Wistar chuột từ 11 đến 12 tuần tuổi 5-6 NAc: A=+2.0 L=-1.2 V=-8.0 s.c. 1.0 700% 3.0 800% 9.0 1300% 4 Butcher, S. P. 1988 [19] Wistar 250-300 4 Thể vân: A=+0.5 L=±2.5 V=7 i.p. 2.0 350% 4.0 720% 8.0 1100% 16.0 1400% 5 Rowley, H. L. 2012 [119] Sprague Dawley 250-350 5-6 Thể vân: A=+0.2 L=+3.0 V=-7.8 i.p. 1.5 1291±522% 6 Auclair, A. L.2010 [11] Sprague Dawley 330–380 4-6 Thể vân: A=9.8 L=3.3 V=2.7 i.p. 0.5 324% 7 Dawson, L. A. 2003 [31] Sprague Dawley 280–350 8-12 Thể vân: A=+0.2 L=−3 V=−3 s.c. 0.3 311.3± 73.5% 8 Hurd, Y. L. 1992 [68] Sprague Dawley 250-300 5-6 NAc: A=+1.7 L=+1.3 V=-7.3 s.c. 1.5 650% 9 Sharp, T. 1987 [125] Sprague Dawley 280-320 9 NAc: A=+3.2 L= +1.5 V=-7.7 Thể vân: A=+2.2 L=+2.5 V=-6.0 s.c. 0.5 NAc: 642% Thể vân: 608% 2.0 NAc: 1236% Thể vân 1629% 5.0 NAc: 3568% Thể vân: 2291%

2.3.3. Hiệu quả của morphin trên sựthay đổi nồng độ dopamin trong não

Có 7 bài báo nghiên cứu vềảnh hưởng của morphin đến nồng độ DA trong não

Một phần của tài liệu Tổng quan về vai trò dopamin trong não và hiệu quả của morphin amphetamin trong não chuột thực nghiệm (Trang 30)