KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (Trang 25 - 29)

- KCN tập trung sản xuất các sản phẩm công nghệ khá so với khu vực như KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Vĩnh Lộc (TP Hồ Chí Minh)…

3 Điều 2 Nghị định 6/CP ngày 24/7/1997 ban hành về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

1.3. KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

QUỐC

Cho đến nay, cả thế giới đều phải thừa nhận và khâm phục những thành công trong công cuộc đổi mới, tái thiết kinh tế của Trung Quốc. Thành công này là kết quả của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Thực tế cho thấy việc hình thành và phát huy hiệu quả của hệ thống các KCN ở Trung Quốc là một nhân tố quyết định.Trung Quốc thời kỳ đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hải xây dựng hàng loạt các KCN, đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp thành các trung tâm công nghiệp. Trung Quốc đã xác định không để các KCN trở thành nơi tập kết các ngành “công nghiệp cổ điển”mà phải lựa chọn loại hình “kỹ thuật tương đối tiên tiến” đồng thời cũng hướng sản xuất trong KCN

theo chiến lược “hướng ngoại”, tức là sản xuất hàng xuất khẩu. Chiến lược đó cho đến nay dường như đã thành công khi hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có một phần lớn là hàng chế tạo và chiếm tỷ trọng không nhỏ (trên dưới 10%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc. Trước hết, nền kinh tế thế giới trong thời gian qua luôn đạt mức tăng trưởng cao và vững chắc, dẫn đến mức cầu trên thị trường thế giới tăng. Nếu như trong năm 2001 nền kinh tế Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng thực tế là 0,3% thì năm 2006 mức tăng này là 3,2%. Nhật Bản bắt đầu thoát khỏi tình trạng giảm phát từ năm 2003 để bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế mới. Từ năm 2004, kinh tế các nước EU cũng bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn so với 2 năm trước đó.

Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc đạt thành quả như vậy là do Trung Quốc duy trì một mức tỷ giá hối đoái cố định, trong đó giá trị đồng nhân dân tệ (NDT) luôn đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó tới 40%. Tuy nhiên, một trong những khâu then chốt quyết định sự tăng trưởng của xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc chính là việc thực hiện và duy trì một chiến lược phát triển xuất khẩu đúng đắn.

Bảng 1.1: Xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001-2005 Tổng XK Tốc độ tăng Mặt hàng XK (tỷ USD) Hình thức XK (tỷ USD) XK của các DN (tỷ USD) Năm (tỷ USD) (%) Hàng sơ Hàng chế Gia công XK khác DN trong DN có vốn

chế tạo XK nước nước ngoài 2001 266,15 6,80 26,39 (9,90) 239,76 (90,19) 147,40 (55,40) 118,70 (44,60) 132,91 (49,94) 133,24 (50,06) 2002 325,57 22,33 27,81 (8,54) 297,76 (91,46) 179,9 (55,3) 145,7 (44,7) 155,63 (47,80) 169,94 (52,20) 2003 438,40 34,66 41,41 (9,45) 296,99 (90,55) 241,8 (55,2) 196,6 (44,8) 198,03 (45,17) 240,34 (54,83) 2004 593,40 35,40 40,58 (6,84) 552,82 (93,16) 328,0 (55,3) 265,4 (44,7) 254,61 (42,93) 338,61 (57,07) 2005 762,0 28,40 49,04 (6,44) 712,96 (93,56) 416,48 (54,6) 345,32 (45,4) 317,79 (41,70) 444,21 (58,30)

Chú thích: * Số liệu trong ngoặc đơn chỉ tỷ trọng trong tổng xuất khẩu

(Nguồn Website: http://www.moi.gov.vn)

Điều này được thể hiện trước hết ở sự coi trọng hoạt động xuất khẩu, chủ trương khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu đến mức tối đa. Năm 2001, cùng với việc gia nhạp WTO, Trung Quốc đã được hưởng nhiều ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, được tham gia cạnh tranh bình đẳng theo nguyên tắc của WTO, được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường với Mỹ và các quốc gia khác. Song hành với việc tiếp tục đẩy mạnh các cải cách trong nước như đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế quan, xóa bỏ hạn ngạch và các rào cản phi thuế quan khác, mở cửa thị trường trong nước theo những cam kết trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc chủ trương áp dụng chính sách thu hút và khai thác có hiệu quả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các

hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Các rào cản đối với FDI như yêu cầu về chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ và tỷ lệ nội địa hóa được bãi bỏ. Nhờ đó, dòng vốn FDI ồ ạt vào Trung Quốc có xu hướng ngày càng gia tăng vào những ngành xuất khẩu mà Trung Quốc có lợi thế so sánh.

Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục áp dụng chính sách can thiệp có lựa chọn để hướng FDI vào các lĩnh vực ưu tiên, từ đó góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc cũng rát coi trọng việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không tập trung đầu tư cho một thị trường riêng biệt nào cả. Những cải cách định hướng thị trường đó góp phần làm cho hệ thống ngoại thương của Trung Quốc ngày càng có tính trung lập cao hơn, tạo điều kiện khuyến khích hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Trung Quốc áp dụng chế độ hoàn thuế xuất khẩu. Đến nay, ở Trung Quốc, các loại thuế sản phẩm được hoàn lại bao gồm bốn loại thuế sản phẩm, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và đặc biệt là thuế tiêu dùng. Trung Quốc cũng thực hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh có cấu ngành nghề sản xuất, hạ thấp giá thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của xí nghiệp, làm giảm khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, từ đó góp phần củng cố chính sách điều tiết thuế mậu dịch xuất khẩu.

Từ năm 2002 trở đi, Trung Quốc tiếp tục áp dụng các chính sách thúc đẩy xuất khẩu truyền thống và phù hợp với thông lệ quốc tế như miễn, giảm và hoàn thuế, đồng thời chuyển sang đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu được áp dụng rộng rãi trên thế giới như: cung cấp tín dụng cho người mua nước ngoài, cho vay ưu đãi theo hiệp định cấp chính phủ, bảo hiểm và bảo lãnh tín dụng xuất

khẩu. Việc cung cấp tín dụng xuấ khẩu do ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đảm nhiệm, với đối tượng chủ yếu là các sản phẩm cơ điện, điện tử, đóng tàu và các mặt hàng công nghệ mới – công nghệ cao. Có thể nói các chính sách hỗ trợ trên có rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ mới – công nghệ cao (hiện nay các sản phẩm chế tạo chiếm hơn 90% xuất khẩu của Trung Quốc), tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp cận vững chắc những thị trường xuất khẩu chủ yếu, đồng thời thâm nhập được những thị trường xuất khẩu mới tiềm năng.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w