Mục đích áp dụng thủ tục phân tích soát xét:

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 26 - 28)

Giai đoạn kết thúc kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trng cuộc kiểm toán vì ngay cả khi các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán được thực hiện tốt, giai đoạn kết thúc kiểm toán lại thực hiện sơ sài thì chất lượng cuộc kiểm toán cũng bị suy giảm.

Sở dĩ, thủ tục phân tích soát xét cần thiết được thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán vì nó có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện:

 Giúp KTV đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể và phát hiện những sai phạm chưa đuợc phát hiện trong các giai đoạn trước khi đưa ra ý kiến cuối cùng về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC của khách thể kiểm toán.

Những khó khăn trầm trọng về tài chính của khách hàng thường lộ rõ sau thủ tục phân tích, đặc biệt là khi KTV xem xét các tỷ suất thanh toán ngắn hạn.

Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được KTV quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như trong mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của Ban giám đốc khách hàng. Chẳng hạn, sự tăng lên bất thường của tỷ suất nợ dài hạn trên lãi thuần so với năm trước cộng với sự giảm sút mạnh của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thì đây là một dấu hiệu về rủi ro tài chính rất cao.

1.3.3.2 Phương pháp tiến hành:

Thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được thực hiện qua hai bước sau đây:

Bước 1: So sánh thông tin

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích sơ bộ được thực hiện trên cơ sở so sánh số liệu năm hiện hành với năm trước đó. Còn trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, cơ sở so sánh là số liệu đã được kiểm toán năm nay với số liệu năm trước đã được điều chỉnh sau kiểm toán. Từ đó kiểm tra xem liệu tất cả các thay đổi đã được giải thích thỏa đáng chưa, nếu chưa thì cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nào khác nữa. Thủ tục phân tích soát xét cũng sử dụng phân tích ngang và phân tích tỷ suất.

Bước 2: Phân tích kết quả

Căn cứ để thực hiện phân tích soát xét là dựa vào hiểu biết của KTV về khách hàng và những bằng chứng có được từ cuộc kiểm toán. Với những thay đổi đã được giải thích thỏa đáng và không có sai sót trọng yếu thì có thể bỏ qua. Ngược lại những thay đổi mà kiểm toán viên không tìm được lời giải thích thì cần thiết thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. KTV cần tập trung chú ý vào những khoản mục đã xác định có mức độ rủi ro cao ở phần lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w