Bạn đề nghị Ban giám hiệu cho chuyển sang làm chủ nhiệm một lớp khác 4 Bạn coi như không biết, vẫn đối xử với em học sinh đó bình thường như

Một phần của tài liệu TÌNH HUỐNG sư PHẠM THƯỜNG gặp (Trang 43)

V. đứng dậy và nhanh nhảu đáp:

3. Bạn đề nghị Ban giám hiệu cho chuyển sang làm chủ nhiệm một lớp khác 4 Bạn coi như không biết, vẫn đối xử với em học sinh đó bình thường như

4. Bạn coi như không biết, vẫn đối xử với em học sinh đó bình thường như những học sinh khác cả trong lẫn ngoài giờ.

***************

Hiện tượng các em học sinh có cảm tình với thầy cô giáo (nhất là các em ở phổ thông trung học) không phải là điều hiếm gặp. Đặc biệt là các thầy giáo trẻ hát hay, đàn giỏi lại “đẹp trai” thường rất hay được các em học sinh nữ cảm mến. Vì vậy nếu thầy giáo cư xử không khéo sẽ có thể gây ra một loạt vấn đề phức tạp làm ảnh hưởng đến quan hệ thầy trò, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của người giáo viên.

Gặp tình huống nhạy cảm này, nhiều giáo viên trẻ nhút nhát, chưa có kinh nghiệm đã tỏ ra lúng túng, thường ngại ngùng và tìm mọi cách tránh tiếp xúc, gặp gỡ với em học sinh đó. Làm như vậy là bạn đã vô tình gây cho em một sự hiểu lầm tai hại, em sẽ “ảo tưởng” rằng “chắc thầy cũng có cảm tình với mình thì thầy mới có thái độ như thế”.

Nhưng cũng không nên quá “bản lĩnh” và thẳng thắn đến mức quyết định gặp ngay em học sinh đó để nhắc nhở, “phê bình”. Hoàn toàn không nên chút nào vì như thế em sẽ cảm thấy tình cảm trong sáng của mình bị tổn thương, có thể còn cảm thấy vô cùng xấu hổ vì đã bị người khác phát hiện ra điều bí mật mà lâu nay em muốn giấu. Bạn có biết đã có nhiều trường hợp sau lần ‘từ chối” thẳng thừng và cương quyết của thầy giáo mà học sinh đã bỏ học?

Tránh cũng không được mà gặp trực tiếp cũng không xong, bạn tìm đến sự “trợ giúp” của Ban giám hiệu. Bạn sẽ đề nghị được chuyển sang làm chủ nhiệm lớp khác. Nghe có vẻ ổn đấy. Làm như thế bạn sẽ tránh được việc khó xử khi phải tiếp xúc trực tiếp với em, còn em học sinh đó cũng không còn cơ hội ngày ngày nhìn thấy “thần tượng” của mình nên tình cảm cũng dần phai nhạt đi. Nhưng liệu bạn sẽ giải thích trước Ban giám hiệu thế nào đây về lý do xin chuyển? Chẳng lẽ lại nói “chỉ vì một em có cảm tình với tôi”? Bạn có chắc rằng kế sách đó có thể “dập tắt” tình cảm trong lòng em học sinh đó, khiến em sẽ “buông tha” cho bạn? Và bạn cũng có chắc chắn rằng ở lớp mới bạn chủ nhiệm không có em học sinh nữ nào có cảm tình với bạn như em lớp trước? “Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”, lúc đó liệu bạn có tiếp tục xin đổi lớp nữa không?

Tiến thoái lưỡng nan! Vậy chỉ còn cách bạn trực tiếp đối mặt với “sự thật” và tìm cách giải quyết ổn thỏa, không nên lảng tránh. Bạn hãy coi như không biết tình cảm của em học sinh đó (chừng nào em còn giữ trong vòng bí mật chưa thổ lộ trực tiếp với bạn) và vẫn cư xử bình thường, tự nhiên như với tất cả học sinh khác trong lớp. Và hãy nhớ rằng trong những tình huống đặc biệt bạn không được tỏ ra quan tâm “khác thường” đối với em đó mà ngược lại phải tìm cơ hội “công khai” rằng bạn không có tình cảm gì đặc biệt ngoài tình thầy trò với em cả. Bị “từ chối” tế nhị như vậy làm cho em không cảm thấy xấu hổ. Và bạn cũng nên để cho em biết rằng bạn luôn yêu quý những em học sinh chăm ngoan, học giỏi. Biết đâu đó lại là động lực tinh thần giúp em phấn đấu học giỏi để giành được “cảm tình” của thầy. Bạn cũng nên biết rằng tình cảm yêu đương của tuổi học trò đối với thầy cô còn rất bồng bột, cảm tính nhưng không ít những tình cảm sâu sắc. Chính vì thế bạn không nên “tham vọng” sẽ “phá vỡ” nó chỉ bằng vài câu nói, mà nên dùng những hành động ân cần, tế nhị nhưng thẳng thắn, rõ ràng thì dần dần học sinh sẽ hiểu ra vấn đề và có cách cư xử phù hợp. Dù thế nào đi chăng nữa tình cảm trong sàng của các em cũng cần được tôn trọng.

Một phần của tài liệu TÌNH HUỐNG sư PHẠM THƯỜNG gặp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w