0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Luật phát và bản quyền

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 25 -27 )

Khi có những công nghệ mới xuất hiện, hệ thống luật pháp cũng phải phát triển để xử lý chúng. Để

trở thành một người sử dụng máy tính có trách nhiệm, chúng ta cần hiểu những khái niệm cơ bản về

bản quyền, bản quyền sử dụng và các vấn đề bảo vệ dữ liệu khi chúng được áp dụng vào lĩnh vực máy tính.

Bản quyền

Bản quyền là thuật ngữ của luật pháp ám chỉđến quyền của người đã tạo ra một công trình, tác phẩm

được nhận những lợi nhuận của công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định. Máy tính đã khiến chúng ta gặp khó khăn khi áp dụng luật bản quyền. Chúng ta cần hiểu những khái niệm cơ bản về bản quyền cũng như các vấn đề liên quan đến các tài liệu có bản quyền trên các mạng máy tính.

Các khái niệm về bản quyền

Điều I của Hiến pháp Hoa Kỳđã trao cho Quốc hội quyền hạn “Thúc đẩy sự tiến bộ của Khoa học và Nghệ thuật bằng cách bảo đảm một số lần giới hạn cho tác giả và các nhà phát mình độc quyền đối với các nghiên cứu và khám phá của họ”. Đây là cơ sở của luật bản quyền tại Hoa Kỳ và hàm chứa các biện giải về bản quyền. Ý tưởng cơ bản là bằng cách bảo vệ quyền tác giả để họ có được lợi nhuận từ công trình của mình, chúng ta có thể khích lệ người ta sáng tạo.

Bản quyền không chỉ áp dụng đối với sách mà còn áp dụng cho mọi công trình, tác phẩm sáng tạo: bản vẽ, hình ảnh, hình chụp, băng nhạc, phim ảnh và cả phần mềm máy tính. Người đầu tiên sáng tạo ra chúng sẽ có quyền chỉđịnh ai có thể dùng dưới những hình thức nào. Vì vậy sẽ là vi phạm luật nếu chúng ta sao chép một chương trình máy tính đã mua thành nhiều bản (trừ khi bản quyền sử dụng cho phép làm như thế).

Khi tải các tài liệu từ Internet, chúng ta cần biết về tất cả những hạn chế bản quyền có thể áp dụng cho tài liệu đó. Chẳng hạn trên Internet có nhiều sách nguyên bộ. Một số sách, chẳng hạn những sách

được cung cấp qua Dự án Gutenberg (http:..) hoàn toàn miễn phí thông qua luật bản quyền. Những không phải ai cũng tuân thủ luật pháp. Chúng ta có thể gặp nhiều cuốn sách mới đang còn bản quyền

được cung cấp miễn phí trên Internet. Nếu tải những tài liệu như thế, chúng ta cũng vi phạm luật bản quyền.

Máy tính tạo dễ dàng cho chúng ta tạo ra nhiều bản sao giống nhau. Khi một cuốn sách hoặc bài báo

được quét hoặc gõ vào máy tính, chúng ta có thể tạo ra hàng trăm bản sao trên đĩa CD-ROM, đĩa Zip mà chẳng tốn nhiều công sức. Sự xuất hiện các dịch vụ chia sẻ tập tin với nhau cho phép việc sao chép này xảy ra trên Internet. Hàng ngàn các công trình, tác phẩm còn bản quyền được cho tải miễn phí qua các dịch vụ này.

Tuy nhiên làm được không có nghĩa là đúng luật. Chia sẻ một tác phẩm còn bản quyền với bạn bè trên đĩa CD hoặc qua một dịch vụ chia sẻ tập tin cũng chẳng đúng luật hơn việc photo chúng rồi gửi

đi. Rất có thể trong tương lai luật bản quyền sẽ thay đổi phần nào để thích ứng được với những tình huống này nhưng hiện tại, chúng vẫn còn giá trị pháp lý.

Bản quyền phần mềm

Bản quyền áp dụng cho phần mềm lẫn sách vở, phim ảnh, âm nhạc. Tác giả của một phần mềm có quyền xác định cách thức chia sẻ, dùng chung nó. Cách làm chuẩn mực trong công nghiệp phần mềm là cấp phép sử dụng một phần mềm cho người sử dụng trong những tình huống cụ thể. Chẳng hạn người sử dụng có thểđược phép cài phần mềm vào tối đa hai máy tính.

Nhiều phần mềm gán một mã sản phẩm duy nhất hoặc mã số quyền sử dụng cho những người sử

dụng hợp pháp. Chúng ta thường lấy con số này khi chọn mục About trên menu Help. Hình 2.5 trình bày hộp thoại này từ một bản Microsoft Word. Chú ý rằng hộp thoại này cũng cho thấy các thông tin bản quyền của ứng dụng.

Không phải mọi ứng dụng đều đưa ra các thỏa thuận quyền sử dụng. Một số phần mềm công bố dưới dạng phần mềm chia sẻ (shareware) hoặc phần mềm tự do (freeware). Một phần mềm shareware cho phép dùng hợp pháp trong một thời gian, chẳng hạn 30 ngày. Sau thời gian đó, chúng ta phải gửi lệ

phí đăng ký sử dụng cho tác giả hoặc phải ngưng sử dụng. Phần mềm freeware thì hoàn toàn tự do sử

dụng tùy thích.

Việc sử dụng đa số các phần mềm đều được quản lý bằng thỏa thuận của người dùng EULA (end- user license agreement). Đây là một hợp đồng pháp lý thường xuất hiện khi chúng ta cài đặt phần mềm. Thông thường chúng ta được yêu cầu nhấp chuột để chỉ ra rằng chúng ta đồng ý với EULA.

Pháp luật bảo vệ dữ liệu

Một số nước đưa ra một số luật lệ kiểm soát việc sử dụng đúng dữ liệu máy tính. Mặc dù Hoa Kỳ

hiện không có luật bảo vệ dữ liệu, chúng ta cần biết một số khái niệm chính trong lĩnh vực này.

Bảo vệ dữ liệu tại Mỹ

Một số nước đã thông qua luật chỉ rõ cách dùng các dữ liệu cá nhân. Ở Anh chẳng hạn, Bộ luật Data Protection Act of 1988 đã đặt ra một loạt quy tắc cho dữ liệu cá nhân, chỉ ra rằng những dữ liệu như

thế cần phải chính xác và không được giữ quá lâu hơn mức cần thiết.

Hoa kỳ thiếu hẳn một bộ luật bảo vệ dữ liệu nhưng có một số luật liên quan đến các thông tin cá nhân:

Luật COPPA yêu cầu các điểm Web dành cho trẻ em dưới 12 tuổi phải cung cấp cho các bậc cha mẹ các thông tin cần thiết và phải được sự chấp thuận của họ trước khi thu thập thông tin cá nhân về con cái họ. Cha mẹ cũng có quyền xem xét lại và điều chỉnh các thông tin về con cái của mình.

Luật FSMA năm 1999 thiết đặt các điều kiện để các tổ chức tài chính có thể chia sẻ thông tin người tiêu dùng với các tổ chức khác.

Luật HIPPA đặt ra các quy tắc cấp liên bang để kiểm soát tính riêng tư của các dữ liệu sức khỏe. Những quy tắc này đòi hỏi việc truy xuất đến hồ sơ bệnh nhân phải hạn chế đối với những người cần đến chúng và thông báo cho bệnh nhân biết quyền hạn của họ. Chúng ta cũng có quyền xem hồ sơ bệnh án của mình.

Luật FERPA bảo vệ sự riêng tư của hồ sơ sinh viên. Cha mẹ và sinh viên có quyền xem chúng, nếu cần có thể sửa học bạ. Nói chung phải có sựđồng ý khi chia sẻ thông tin trong học bạ, với một số ngoại lệ (chẳng hạn nếu sinh viên chuyển sang trường khác).

Luật FOIA cho phép mọi người có quyền yêu cầu các thông tin từ chính phủ liên bang. Tuy nhiên nhiều ngoại lệ trong luật này hạn chế các thông tin có thểđược công bố.

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 25 -27 )

×