Tỷ giá hối đoái tăng có lợi cho các nhà xuất khẩu và hạn chế tình trạng nhập siêu, đồng thời cũng có tác dụng giảm sức ép lạm phát. Tuy nhiên, trong ngắn hạn sẽ gây ra một số khó khăn cho doanh nghiệp như các quyết định đầu tư sẽ phải tính đến rủi ro hối đoái, đặc biệt các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro này các doanh nghiệp cần phối hợp với ngân hàng thương mại thực hiện các công cụ phái sinh như hợp đồng forwad, futures, swaps.
Về dài hạn, các doanh nghiệp cần tập trung vào những tác động kinh tế thực sự của việc biến đổi tiền tệ và cần thiết xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro hối đoái, cùng với các chiến lược như marketing, sản xuất và quản lý tài chánh thích hợp để đối phó với những tác động kinh tế của việc biến động tỉ giá hối đoái. Bởi vì, sự biến động tỉ giá hối đoái kéo theo sự thay đổi giá bán sản phẩm làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Vì vậy, ban điều hành cần điều chỉnh quá trình sản xuất, kế hoạch marketing -mix để tạo ra tương quan giá mới để đảm bảo lợi nhuận lâu dài. Các công ty có thể ngăn ngừa những rủi ro dựa vào thu chi ngoại tệ đã được dự trù trước, nhưng ngược lại, những rủi ro cạnh tranh, – vấn đề này xuất phát từ sự cạnh tranh với các công ty dựa vào loại tiền tệ khác- là lâu dài, khó để định lượng và không thể giải quyết đơn thuần thông qua những kỹ thuật phòng ngừa giản đơn.