KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH & THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 33)

II. Lãi trước thuế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN:

5.1. KẾT LUẬN:

Thông qua việc tiến hành phân tích và thẩm định hồ sơ vay vốn của Cty CPSG Intimex đã cung cấp thêm nhiều kiến thức thực tế về công tác thẩm định và cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó cũng làm nổi bật vai trò quan trọng của việc phân tích tín dụng trong công tác thẩm định cho vay nhằm hạn chế những rủi ro tiềm tàng của khách hàng vay vốn.

Các công cụ lý thuyết về phân tích và thẩm định tín dụng tỏ ra là công cụ hữu hiệu khi áp dụng vào công tác thẩm định cho vay trong thực tế. Việc sử dụng các công cụ phân tích phải thực hiện theo hướng bổ sung cho nhau để hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên tính chất chung của các hiện tượng kinh tế là luôn luôn vận động và có những chuyển biến bất ngờ, chính vì vậy việc nắm bắt kịp thời xu hướng biến động của các hiện tượng kinh tế để có thể điều chỉnh các công cụ này một cách kịp thời và phù hợp với điều kiện kinh tế mới là rất quan trọng.

---

Ví dụ như đối với mô hình 6C là một mô hình “mở”, nó cho phép mỗi tổ chức tín dụng điều chỉnh phù hợp với những điều kiện pháp chế riêng của tổ chức mình, cũng như cho phép cán bộ tín dụng linh động trong một giới hạn nào đó để tùy trường hợp khách hàng khác nhau thì tầm quan trọng của các yếu tố phân tích cũng được thay đổi hay bổ sung cho phù hợp. Tuy nhiên đối với mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, đây là một mô hình giúp tăng hiệu quả thẩm định tín dụng, tuy nhiên các tiêu chí xếp hạng cần phải được cập nhật mới thường xuyên và điều chỉnh các chỉ số theo tình hình thực tế của từng ngành, có như vậy mới hạn chế được thấp nhất những rủi ro khi nền kinh tế có những biến động bất thường.

Hiện nay các NHTM và các TCTD đã và đang hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của NHTM theo tinh thần Quyết định 493 của Thống đốc NHNN. Đây là một bước tiến ban đầu trong tiếp cận an toàn vốn. không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà còn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Do đó nếu có điều kiện thuận lợi hơn tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về cách thức thiết lập bảng xếp hạng doanh nghiệp tại các ngân hàng và các công ty tài chính.

5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG:5.2.1. Về phía nhà nước 5.2.1. Về phía nhà nước

- Ban hành các quy định về công khai và minh bạch tình hình tài chính của các doanh nghiệp, nhằm giúp các định chế tài chính có nguồn thông tin đáng tin cậy phục vụ cho công tác thẩm định cho vay.

- Cơ quan thống kê cần thường xuyên thu thập và thống kê các chỉ số ngành trong từng thời kỳ kinh tế nhằm giúp các định chế tài chính cập nhật những thông tin mới về các ngành, về doanh nghiệp qua đó để có sự điều chỉnh thích hợp trong bảng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của mình.

- Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các thủ tục pháp lý. Các quyết định đưa ra phải được sửa đổi theo hướng trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh.

- Sử dụng tốt các công cụ tiền tệ trong điều tiết vĩ mô, một mặt nhằm bảo đảm tính ổn định của thị trường tài chính, mặt khác là cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và phát triển xã hội – cân bằng giữa tốc độ lạm phát và mức tăng trưởng thu nhập quốc dân.

---

- Thiết lập các chiến lược phát triển lâu dài nhằm định hướng cho các tổ chức tín dụng trong nước có những bước đi phù hợp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để mau chóng thích nghi và phát triển bền vững, an toàn trong thời kỳ hội nhập WTO.

5.2.2. Về phía ngân hàng

Thời gian sắp tới khi các TCTD lớn mạnh trên thế giới bước vào thị trường tài chính Việt Nam thì các định chế tài chính sẽ phải đối mặt với một áp lực cạnh tranh rất lớn cả về vốn lẫn công nghệ và kỹ thuật quản lý. Do đó trước mắt các định chế tài chính cần phải:

- Thường xuyên nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Cập nhật các kỹ năng kinh doanh lẫn các công cụ phòng ngừa rủi ro hiện đại nhằm tạo thế cạnh tranh vững vàng. Không sa đà vào lợi nhuận cũng như vì chịu sức ép cạnh tranh mà xem nhẹ khâu thẩm định sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tăng trưởng bong bóng (điều đã đưa các tập đoàn tài chính lớn của Mỹ đi đến phá sản khi thị trường bất động sản sụp đổ).

- Tăng cường công tác thông tin tín dụng và liên kết ngành:

Bản thân mỗi Tổ chức tín dụng cần phải xây dựng được một hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động, xu hướng phát triển chung của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, và tiến tới xây dựng hệ thống thông tin chi tiết về những đối tượng khách hàng cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin cho hoạt động tín dụng và các hoạt động khác.

Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế phát triển theo cơ chế mở, các tổ chức kinh tế cũng theo đó mở rộng sang bất kỳ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào, miễn là họ thu được lợi nhuận. Và với mục đích thực hiện các cơ hội đó, các tổ chức kinh tế vì không đủ tiềm lực tài chính nên đã không ngần ngại đến gõ cửa ngân hàng. Thậm chí một dự án, công trình, một bộ hồ sơ hay một bộ hoá đơn chứng từ được mang đi vay tại nhiều tổ chức tín dụng. Bởi vậy đã đến lúc các TCTD nên có những biện pháp cùng nhau xây dựng mối liên hệ thông tin; xây dựng mối liên

---

hệ giữa các NHTM với nhau, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng và các định chế tài chính khác.

Làm được điều này sẽ giúp các TCTD ở khía cạnh:

• Có được những thông tin quý báu về nhìn nhận đánh giá các khách hàng đúng đắn hơn. • Ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi bất chính của khách hàng.

• Nâng cao nghiệp vụ thông tin giữa các bộ phận chuyên môn của các TCTD với nhau.

• Tạo thêm năng lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài khi Việt Nam bước vào hội nhập.

• Làm thống nhất trong nghiệp vụ cho vay hay chính sách tín dụng hoặc chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến động không nên có trên thị trường tiền tệ.

Qua những đề xuất trên tôi xin kiến nghị PVFC - HCM nên nghiên cứu phát triển các gói dịch vụ tài chính dành riêng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì đây là một thị trường tiềm năng rất lớn và các tổ chức tài chính vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thị phần này. Cụ thể là để gia tăng dư nợ ở khu vực này thì PVFC – HCM cần có những hỗ trợ thích hợp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng này thường thiếu vốn lưu động và tài sản đảm bảo. Do đó nếu xem tài sản thế chấp là tất cả sẽ gây nhiều khó khăn cho những khách hàng này, họ sẽ không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ phía ngân hàng. Đây cũng đang là thực trạng chung của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Một bên là áp lực phải đổi mới để cạnh tranh và tồn tại, một bên là áp lực từ việc thiếu nguồn tín dụng tài trợ, hai gọng kìm đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh khốn khó. Thiết nghỉ nếu Ngân hàng nghiên cứu và phát triển và phát triển các giải pháp như xây dựng các công cụ thẩm định và quản trị rủi ro tiên tiến hơn để việc định giá và đánh giá năng lực vay vốn của doanh nghiệp được hiệu quả hơn thì rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế do đó giảm tính quan trọng của việc bảo đảm bằng tài sản. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng luôn theo sát cập nhật các thông tin về các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như: thị phần, chính sách pháp luật, giá cả đầu ra và đầu vào, tỷ giá, lạm phát, xu hướng ngành… Tức vừa đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát, vừa tư vấn cho doanh nghiệp về tình hình tài chính thì sẽ tăng cường được khả năng trả nợ của doanh nghiệp, lúc này tài sản đảm bảo chỉ còn đóng vai trò thứ yếu trong quan hệ tín dụng.

---

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH & THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN INTIMEX TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w