Dự trữ bắt buộc:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT (Trang 26 - 27)

Công cụ dự trữ bắt buộc có ưu điểm lớn trong việc kiểm soát cung tiền tệ là nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và có tác dụng đầy quyền lực đến cung ứng tiền tệ. Tuy vậy, khi mà dự trữ bắt buộc không được trả lãi, chúng tương đương với một khoản thuế và có thể dẫn tới tình trạng phi trung gian hoá hơn nữa, dự trữ bắt buộc thiếu tính mềm dẻo, hoặc những thay đổi lớn và thường xuyên ở mức dự trữ cũng sẽ gây nên hỗn loạn và tổn thất cho các NHTM.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3% đối với các TCTD mà NHTW đã duy trì trong một thời gian dài, mặc dù đã góp phần lớn trong việc kiềm chế lạm phát nhưng trước tình hình hiện nay có một vài bất cập. Vì vậy, NHNN cần thay đổi cũng như có biện pháp thích hợp hơn nữa trong việc sử dụng chính sách dự trữ bắt buộc kiềm chế lạm phát. NHNN đang đứng trước ngưỡng của có nên tăng dự trữ bắt buộc hay không?NHTN hiện nay vẫn chưa có chủ trương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, sức ép về việc phải có giải pháp giảm cung tiền cho nền kinh tế vẫn còn hiện hữu khi mà lạm phát do tiền tệ ở mức khá cao.

Theo con số mà Tổng cục Thống kê đưa ra, trong tỷ lệ lạm phát 11,75% năm 2010, yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65%.

Đây có lẽ là một lý do quan trọng khiến nhiều ý kiến cho rằng cần phải cân nhắc về liều lượng thắt chặt hiện nay, liệu đã đủ? Kết quả tới thời điểm này đã rõ, NHNN chưa áp dụng biện pháp rất mạnh là tăng dự trữ bắt buộc.

Tăng dự trữ bắt buộc sẽ tác động ngay lập tức tới cung tiền của hệ thống ngân hàng, giả sử dự trữ bắt buộc là 5% thì vòng quay đồng tiền là 20 lần, nhưng nếu tăng dự trữ bắt buộc lên 10% thì hệ số đó giảm một nửa, chỉ còn 10. Đối với thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, đây là giải pháp truyền thống khi đối mặt với tình hình lạm phát cao. Hiện Trung Quốc và Ấn Độ đang sử dụng biện pháp này, đặc biệt là Trung Quốc với mức dự trữ bắt buộc lên rất cao gần 20%.

Nhưng đây chỉ là giả thuyết, thực tế còn có rất nhiều hệ lụy nãy sinh khi tăng dự trữ bắt buộc. Vì vậy, NHNN cần có cái nhìn hơn nữa về việc có nên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay không.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT (Trang 26 - 27)