Tải trọng tạm thời thẳng đứng

Một phần của tài liệu Kết cấu nhà cao tầng (Trang 37)

 Tuỳ thuộc vào chức năng sử dụng công trình mà TCVN

2737-1995 đã chỉ ra các giá trị cụ thể của tải trọng sử dụng lên sàn, mái

 Trong NCT, do số lượng tầng nhiều, xác xuất đồng thời xuất hiện toàn bộ tải trọng tạm thời ở tất cả các tầng đạt giá trị cực đại là rất hiếm. Vì vậy cần xét đến hệ số giảm tải đối với các loại tải trọng này (tham khảo qui phạm).

38

Tải trọng gió

 Gió là tải trọng tạm thời. Tác động của gió lên công trình bao gồm hai thành phần:tĩnh và động. Thành phần tỉnh thực chất là tác đông của gió lên công trình cứng. Thành phần động thực chất là phần tăng thêm tác dụng của tải trọng gió lên công trình có, xét đến ảnh hưởng của lực quán tính sinh ra do khối lượng bản thân công trình khi dao động bởi các xung của luồng gió.

 Theo TCVN 2737 – 1995 thành phần tĩnh của tải trọng gió phải được kể đến ở mọi công trình. Thành phần động phải được kể đến với các công trình, thiết bị dạng cột, các nhà nhiều tầng cao trên 40m (hoặc nhà công nghiệp một tầng một nhịp cao trên 36m) và tỷ số độ cao trên nhịp (H/L) > 1.5.

40

Tải trọng động đất

 Động đất gây nên những chuyển động của nền CT theo các hướng, theo thời gian với các qui luật phức tạp. Chuyển động của nền làm phát sinh các lực quán tính ở các bộ phận của CT. Thiết kế kháng chấn cần phải đảm bảo điều kiện sao cho khi xảy ra trận động đất yếu thì KC vẫn làm việc trong miền đàn hồi; còn xảy ra các trận động đất mạnh thì kết cấu có thể chuyển sang làm việc ở giai đoạn dẻo, có thể hư hỏng một số bộ phận nào đó nhưng cộng trình không bị sụp đổ. Xác định tải trọng do động đất thực chất là xác định lực quán tính do khối lượng của CT bị dao động do động đất. Đó là công việc rất khó khăn và phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố phức tạp: dao động, truyền sóng, nền đất…

8.6. TÍNH TOÁN NHAØ CAO TẦNG TẦNG

Một phần của tài liệu Kết cấu nhà cao tầng (Trang 37)