cho thấy rằng, chúng chủ yếu hoạt động như pore-formers gây ra quá trình khử các dây thần kinh, cơ bắp, và viêm (basophil, vv) các tế bào.
25
Cơ chế tác dụng độc:
- Sứa không biết tấn công, chỉ phản ứng tự vệ khi chạm với con người.
- Khi tự vệ thì những tế bào gai tiết ra chất độc (actinotoxino) màu xanh cắm vào da. Chất này gây tê liệt thần kinh, kích thích co giật tại chỗ và gây đau đớn.
Triệu chứng nhiễm độc:
- Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể, nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu, không nên quá lo lắng.
27
Ở thể nặng có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu chảy nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt...
Biểu hiện lâm sàng khi bị sứa châm chia ra làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn sớm (7h đầu): vùng da tổn thương có màu đỏ, đau rát như bị bỏng, sốt, thần kinh hoảng loạn.
- Giai đoạn muộn (sau 7h-72h): vùng tổn thương có dịch mủ màu vàng đục, loét rộng và sâu, sốt, sưng, đau hoạch ngoại vi.
Biện pháp điều trị khi nhiễm độc:
- Giai đoạn sớm:
+ Dội nước biển vào vùng bị chích, không dùng nước ngọt vì nước ngọt có thể kích thích truyền độc.
+ Dùng khăn mỏng chà sát lên chỗ bị sứa đốt để lấy hết gai sứa ra. + Chườm đá lên vùng bị thương để giảm đau, bớt sưng tấy.
+ Dùng mật ong hay giấm thoa lên chỗ bị thương. Có thể dùng rượu hay dung dịch bicacbonat.
29
Mật ong Vùng da bị tổn thương
+ Sử dụng thuốc bôi tại chỗ để giảm ngứa, giảm sưng như
Diprosalic, Gentrison. Nếu còn đau thì dùng thuốc an thần, thuốc giảm đau như: aspirin, eferalgan,…
- Giai đoạn muộn: Dùng gạc mềm lấy hết mủ ra, rửa bằng nước muối sinh lý, oxy già, bentaclin hoặc các dug dịch sát khuẩn nhẹ, sử dụng thuốc kháng sinh.
30