Nghĩa của quang hợp

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học quang hợp ở thực vật (Trang 25)

1. Ý nghĩa đối với đời sống thực vật

Quang hợp là hoạt động sinh lý trung tâm có vai trò quyết định đến mọi hoạt động của cây. Quang hơp chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa hoc, tích lũy dưới dạng ATP, cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Quang hợp còn tổng hợp các chất hữu cơ quan trọng để xây dựng cấu trúc cơ thể, làm nguyên liệu cho sinh trưởng tế bào giúp cây lớn lên.

2. Ý nghĩa đối với môi trường và sinh vật

Thực vật là sinh vật sản xuất, chuyển quang năng thành hóa năng, tạo sinh khối đi nuôi các sinh vật tiêu thụ khác.

Hàng năm, thực vật dưới nước và trên cạn ngoài tự nhiên tổng hợp ra khoảng 110 tỷ tấn hữu cơ, trong đó con người khai thác sử dụng được gần 80

triệu tấn. Sản lượng thực vật trồng trọt hàng năm là 10 tỷ tấn, trong đó, ở dạng thức ăn cho người và động vật là 500 triệu tấn.

Với con người, thực vật có nhiều ý nghĩa, bên cạnh là nguồn dinh dưỡng, còn cung cấp nguồn năng lượng như gỗ, củi, khí đốt, dầu hỏa, than đá; nguồn nguyên liệu (gỗ, bông, sợi, dược phẩm…)

Có thể nói, các sản phẩm quang hợp có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống của con người, góp phần quan trọng đảm bảo cuộc sống mọi mặt của con người.

KẾT LUẬN

1. Quang hợp là quá trình biến đổi các chất vô cơ thành chất hữu cơ, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố trong lá.

2. Thực vật có đặc điểm hình thái- giải phẫu của lá và cấu trúc lục lạp, phù hợp với chức năng quang hợp.

3. Diệp lục hấp thu năng lượng vùng ánh sáng nhìn thấy, truyền năng lượng đến trung tâm phản ứng ở pha sáng, qua chuỗi vận chuyển điện tử để tạo ATP và chất khử NADPH.

4. Sản phẩm của pha sáng được sử dụng để khử CO2 trong pha tối.

5. Dựa vào con đường quang hợp trong pha tối, thực vật chia làm 3 nhóm: thực vật C3 với chu trình Calvin- Benson; thực vật C4 với chu trình Hatch-

Slack; thực vật CAM với chu trình CAM. Mỗi con đường là sự biến đổi để thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của mỗi nhóm thực vật.

6. Quang hợp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như : ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất khoáng, nồng độ CO2, chất điều hòa sinh trưởng.

7. Quang hợp có vai trò vô cùng quan trọng đối với bản thân thực vật lẫn sinh giới, nuôi sống và cung cấp các nhu cầu thiết yếu khác cho tất cả các loài trên trái đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thị Mai Hương, 2006, Quang hợp và năng suất thực vật, NXB Đại học Huế.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học quang hợp ở thực vật (Trang 25)