PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN TÀI TRỢ CHO TSLĐ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG (Trang 25 - 30)

TSLĐ của doanh nghiệp được bù đắp từ nhiều nguồn khác nhau.Thông qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ cho chúng ta hiểu được do đâu mà công ty làm ăn chưa đạt hiệu quả cao, hiệu quả sử dụng TSLĐ còn thấp.

Nếu xét về thời gian sử dụng thì nguồn vốn của doanh nghiệp để bù đắp cho tài sản chia làm 2 loại: Nguồn vốn tài trợ thuyên xuyên và nguồn vốn tạm thời.

- Nguồn vốn tài trợ thường xuyên là những nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng lâu dài và thường xuyên vào các hoạt động kinh doanh của mình.Bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn, trung hạn.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn tự có ban đầu thành lập doanh nghiệp và vốn tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được trích từ lợi nhuận, từ các quỹ doanh nghiệp.

Nợ dài hạn của doanh nghiệp gồm vay dài hạn và nợ dài hạn.

- Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng tạm thời trong thời gian ngắn bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản nợ ngắn hạn.

Vay ngắn hạn là các khoản mà công ty vay của Ngân hàng, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong thời gian ngắn. Nợ ngắn hạn là tất cả các khoản công ty chiếm dụng một cách hợp pháp của các đơn vị và các nhân khác đó là các khoản như nợ phải trả cho người bán, thuế và các khoản nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên... Khi xét sự bù đắp giữa các loại nguồn vốn cho các loại tài sản căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn vốn và tính chất của từng loại tài sản thì nguồn vốn thường xuyên nên để bù đắp cho TSCĐ và đầu tư dài hạn còn nguồn vốn tạm thời nên để bù đắp cho TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.Tuy nhiên, theo quan điểm sử dụng vốn hiện nay thì các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn theo thực tế phát sinh của doanh nghiệp mà không bị cơ chế tài chính ràng buộc miễn sao doanh nghiệp sử dụng đem lại hiệu quả cao.

Để xem xét tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không ta dùng phương pháp so sánh thực tế sử dụng TSLĐ, TSCĐ với vốn tạm thời, vốn thường xuyên theo các tỷ lệ sau:

Nguồn vốn thường xuyên Nguồn vốn tạm thời (I) và (II)

TSCĐ và ĐTDH TSLĐ và ĐTNH

Khi đó có thể xảy ra 3 trường hợp sau:  Trường hợp 1: (I) > 1 và (II) < 1

Trường hợp này được đánh giá là tốt, thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng tốt số vốn hiện có của mình, đảm bảo chủ động vốn kinh doanh vì vốn thường xuyên trong doanh nghiệp bao giờ cũng bù đắp trước tiên cho TSCĐ. Còn TSLĐ

có tốc độ chu chuyển nhanh lại có thêm một phần lượng vốn thường xuyên đảm bảo đơn vị có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

 Trường hợp 2: (I) = 1 và (II) = 1

Nguồn vốn thường xuyên đủ bù đắp cho TSCĐ và đầu tư dài hạn, nguồn vốn tạm thời đủ bù đắp cho TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Trường hợp này không nên xảy ra đối với doanh nghiệp vì toàn bộ số vốn thường xuyên của doanh nghiệp đã đầu tư vào TSCĐ nên để sản xuất kinh doanh được bình thường doanh nghiệp chỉ còn cách vay của Ngân hàng, chiếm dụng các đơn vị cá nhân khác. Điều này làm cho doanh nghiệp thiếu chủ động trong kinh doanh, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn gặp khó khăn, uy tín doanh nghiệp bị giảm sút ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.

 Trường hợp 3: (I) < 1 và (II) > 1

Trường hợp này rất không tốt,doanh nghiệp đã rơi vào thế mạo hiểm trong kinh doanh vì toàn bộ vốn thường xuyên đã đầu tư cho TSCĐ, không những thế doanh nghiệp còn dùng một lượng vốn tạm thời để đầu tư cho loại tài sản này. Như vậy đơn vị sẽ thiếu chủ động về vốn trong kinh doanh đồng thời không có khả năng toán nợ ngắn hạn, có thể làm tăng chi phí hoặc làm mất uy tín của doanh nghiệp.

Trong phạm vi đề tài luận văn chỉ đề cập đến tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSLĐ nên ta chỉ xem xét cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ để thấy được ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sử dụng TSLĐ.Tại Công ty Công trình Hàng không thì cơ cấu nguồn vốn thuộc về trường hợp 1 tức là ngoài nguồn vốn tạm thời ra thì còn có một bộ phận vốn thường xuyên tài trợ cho TSLĐ.

Lượng vốn thường xuyên

bù đắp cho TSLĐ = (Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) - TSCĐ

Từ số liệu của bảng cân đối kế toán 2 năm 1998-1999 ta lập được bảng sau: Bảng số 9: Tình hình nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ của

Công ty Công trình Hàng không.

Đơn vị : 1000 đ

Chỉ tiêu Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TL TT Nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ. Trong đó: -Nguồn vốn thường xuyên. -Nguồn vốn tạm thời 56.853..477 11.950.600 44.902.877 100 21,02 78,98 85.845.823 17.296.639 68.549.184 100 20,15 79,85 28.992.346 5.396.039 23.646.307 50,9 9 44,7 3 52,6 6 -0,87 +0,87

Qua số liệu ở bảng số 9 ta thấy trong nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ của công ty có một bộ phận nguồn vốn thường xuyên. Điều này giúp cho công ty tự chủ về tài chính, chủ động trong kinh doanh.

Trong năm 1999, nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ tăng so với năm 1998.Cả nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời đều tăng lên về số tiền và tỷ lệ nhưng tỷ lệ tăng của nguồn vốn tạm thời cao hơn nguồn vốn thường xuyên với tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên trong tổng số nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ lại giảm(năm 1998 tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên là 21,02% nhưng đến năm 1999 chỉ còn 44,37%. Điều này cho ta thấy sang năm 1999 khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm sút so với năm 1998 và có thể gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn, mặt khác nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ tăng nhanh trong đó chủ yếu là nguồn vốn công ty chiếm dụng hợp pháp của các nhà cung cấp, chi phí không đáng kể chứng tỏ công ty đã biết tận dụng tín dụng thương mại của các nhà cung cấp trong việc tạo lập các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tóm lại do nhu cầu về vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên trong những năm tới công ty cần có những biện pháp thích hợp trong sử dụng các nguồn tài trợ cho TSLĐ, tăng hơn nữa nguồn vốn chủ để tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, hạn chế việc đi vay góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG (Trang 25 - 30)