Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc:

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội (Trang 28)

IX. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂNTỘC TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY

2. Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc:

trong thực tiễn, việc chuyển sức mạnh đoàn kết dân tộc trong thời kỳ giữ nước sang thời kỳdựng nước không phải là việc dễ dàng, lịch sử đang đòi hỏi những nỗ lực lớn của đảng và nhànước ta trong lĩnh vực này. Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong xu thế hiện nay là hội nhập kinhtế quốc tế, một loạt vấn đề đặt ra mà chúng ta phải chú ý:- khơi dậy và phát huy cao độ sức manh nội lực, phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, từ phát huynội lực dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi khả năng có thể tranh thủ đượcđể xây dựng, phát triển đất nước.- trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách đại đoàn kết, phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý, đến sảnxuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Đồngthời, phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt tâm lý chạy theo đồngtiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thântương ái của dân tộc, giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa kinh và thượng,giữa nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín

ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốtđẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà giáo để gây rối.- phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn xã hội, nhất làtệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải biết lắng nghe những ýnguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm cholòng dân được yên. Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, đặc biệt coi trọngviệc xây dựng mặt trận, đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sáchđối với công nhân, với nông dân, với trí thức, chính sách đối với cộng đồng người việt nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế, tập hợp đến mức rộng rãi nhất mọi nhântài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.- trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ đối ngoại trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi phải củng cố sự đoàn kết với phong trào cách mạng các nước, đồng thời phải nắm vững phươngchâm ngoại giao mềm dẻo, có nguyên tắc nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại hiện naycủa đảng và nhà nước ta là: việt nam muốn là bạn và đói tác tin cậy với tất cả các nước trong cộngđồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát

triển.trong tình hình thế giới hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những chủ trương đúng đắn, sángtạo trong việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu quả hợptác quốc tế, vừa giữ vững bản sắc dân tộc, giữ vững đinh hướng xã hội chủ nghĩa.ngoài ra, đảng và nhà nước ta phải chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh dân tộc - sứcmạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trêncơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và vận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài.

Đề tài thuyết trình: Hồ Chí Minh nói: “ Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Làm sáng tỏ luận điểm và liên hệ với vấn đề xây dựng văn hóa mới trong giai đoạn hiện nay?

Bài thuyết trình của chúng em gồm 3 phần 1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa 2. Hiện trạng nền văn hóa việt nam

3.Giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại

I. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa.

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với văn hóa phương Đông và Phương Tây, là sự kết hợp của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết

hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh thì văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc.

Hồ Chí Minh nêu lên khái niệm văn hoá như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”.

Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển KT-XH. Phải giữ gìn và phát huy những truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc VN được hun đúc lên qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, dũng cảm trong chiến đấu…Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, biến gạn đục khơi trong, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, biết chọn lọc và sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính của dân tộc mình.

Văn hóa cũng phải thắm nhuần sâu sắc quan điểm: Vì dân phục vụ và phát huy sức mạnh của toàn dân làm văn hóa. Làm cho văn hóa thắm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người là yêu cầu rất cao, là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Chỉ khi nào được mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể tôn giáo, nhà trường và gia đình… tham gia tích cực, thường xuyên và liên tục thì văn hóa mới có thể thực hiện được những nhiệm vụ đã đề ra.

Tư tưởng HCM về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triền nền văn hóa nước ta. Mó mãi là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển nần văn hóa nước nhà!

Hồ Chí Minh đưa ra một quan điểm tổng quát nhất về vai trò của văn hoá là: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”. Để làm rõ luận điểm “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, Hồ Chí Minh đã thấy rõ ý nghĩa, vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Tiếp cận theo nghĩa rộng, Người phác họa các nét cơ bản của "văn hóa soi đường" vừa phải được biểu hiện, vừa phải là kết quả tổng hòa của các yếu tố:

2. Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

3. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi nhân dân trong xã hội. 4. Xây dựng chính trị: Dân quyền.

5. Xây dựng kinh tế".

HCM nó rằng “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” chính là muốn nói văn háo đã làm cho lý trí con người thêm sáng suốt và tình cảm con người ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.

Văn hoá đi đến mục tiêu giải phóng con người, giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bất công, mọi sự đè nén, ức chế của tự nhiên, xã hội, đi đến đất nước của tự do - điều đó tạo ra sự thôi thúc mãnh liệt cho mọi người hợp lực lại, đoàn kết lại để đạt được mục tiêu đó. Sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta cũng chính là sự nghiệp của văn hoá. Chính vì vậy, văn hoá có vai trò, chức năng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam.

Trước hết, văn hoá định hướng đi cho cả một dân tộc. Bản thân Hồ Chí Minh đã khởi đầu xây dựng một nền văn hoá mới cho dân tộc theo hướng dân tộc, khoa học và đại chúng. Việc chọn hướng đi cho cả một dân tộc là một công việc rất hệ trọng. Hồ Chí Minh đã chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đó cũng là sự lựa chọn của văn hoá. Sự định hướng đúng đắn ấy đã có tác dụng huy động toàn bộ sức mạnh của dân tộc – cả quá khứ và hiện tại – kết hợp với sức mạnh của thời đại, vào việc phát triển theo con đường đó.

Hai là, trong sự phát triển của dân tộc, văn hoá điều chỉnh sự hoạch định cương lĩnh, đường lối, chính sách của hệ thống chính trị. Tính đúng đắn của cương lĩnh, đường lối, chính sách, chủ trương của hệ thống chính trị thường là tỷ lệ thuận với trình độ văn hoá của dân tộc. Đồng thời, hành vi văn hoá của tổ chức chính trị, của con người cũng phản ánh trình độ văn hoá chính trị của tổ chức, hoặc con người đó.

Ba là, văn hoá chính là thước đo của sự phát triển xã hội. Một chỉ số phát triển chung của một dân tộc phải được coi là chỉ số phát triển của văn hoá. Do vậy, không thể lấy chỉ số phát triển của một lĩnh vực đơn lẻ để đo sự phát triển chung của một dân tộc, tuy rằng chỉ số ấy rất quan trọng.

Văn hóa khẳng định cốt cách của dân tộc, của cộng đồng dân cư. Mỗi một dân tộc, quốc gia, mỗi một cộng đồng dân cư… trong quá trình hình thành và phát triển đều hình thành nên một cốt cách, hay bản sắc văn hóa riên biệt. Không có dân tộc, quốc gia nào mà lại không có một nền văn hóa sở thuộc và ngược lại, không có văn hóa nằm ngoài dân tộc, quốc gia. Nếu đánh mất đi cái cốt cách, bản sắc văn hóa thì coi như đánh mất đi chính mình và cộng đồng dân cư, dân tộc, quốc gia sẽ bị đồng hóa.

Các cộng đồng dân cư, các dân tộc, quốc gia luôn có sự giao lưu về văn hóa nhưng cái chính là phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của riêng mình “hòa nhập chứ đừng để hòa tan”, điều đó chứng tỏ được sức sống và lòng tự hào dân tộc cảu mỗi quốc gia, dân tộc.

Đồng thời, quá trình đó còn là quá trình tiếp nhận những yếu tố ngoại lai, nhào nặn, chắt lọc để làm giàu văn hóa cho mình nhưng cái gốc vẫn là những yếu tố văn hóa bản địa. Do vậy, văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc là yếu tố nội sinh có vai trò cực kỳ quan trọng để bảo tồn và phát triển dan tộc mình.

Đó là việc phải chủ động gaio lưu, không nên đóng cửa, không bài ngoại mà hội nhập. Đó là việc phải tiếp thu những cái tốt, không được lai căng. HCM cho rằng: “phải mở rộng tri thức của mình về văn hóa thế giới; đống thời phải tránh phải tránh nguy cơ chúng ta trở thành những kẻ bắt chước. VH của các dên tộc khác cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, chỉ có như thế mới có thể thu lại được nhiều hơn cho văn hóa của chình mình”.

Bản sắc VH của mỗi dân tộc không bao giờ là bất biến, nó là yếu tố động. Nó “động” nhưng vẵn giữ được cốt cách của một dân tộc, một cộng đồng. Mỗi dân tộc đều phải có một trách nhiệm chăm lo đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc VH dân tộc của mình và không để chịu một sức ép nô dịch về văn hóa. Đồng thời VH cũng có tính đặc thù riêng cho từng dân tộc,dân tộc này không thể đem những giá trị VH của dân tộc mình áp đặt lên dân tộc khác.

Như vậy, chính bản sắc dân tộc là yếu tố đảm bảo cho các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

II. Liên hệ thực trạng nền VH nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1. Thành tựu

Trong điều kiện hiện nay đất nước ta đang đi lên XHCN, văn háo VN cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trước tiên phải xét đến lĩnh vực tư tưởng lối sống và đạo đức – trong lính vực này, chúng ta đi theo con đường CN Mác-Lênin và tư tưởng HCM. Đây chính là con đường đúng đắn mà từ đây vận dụng và sáng tạo cho nền văn hóa dân tộc. Có thể coi đây là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Cách Mạng nước ta phát triển đúng hướng. Nhờ đó mà ý thức rèn luyện phấn đấu cho lý tưởng của Đảng được nâng cao lên. Sự nghiệp giáo dục, KH-KT, văn học nghệ thuật thu được rất nhiều thành quả. Trình độ dân chúng nâng cao, học vấn của thế hệ trẻ mở rộng các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn như: hội họa, sươn mài, tuồng, cải lương,.... Quan hệ hợp tác quốc tế được chú trọng, thông tin đại chúng phát triển nhanh cả về số lấn chất lượng. Điều này

dần khẳng định vị thế của VN trên trường quốc tế, nền văn hóa trong nước ngày càng có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Đồng thời cũng có thể giới thiệu với bạn bè quốc tế về nền VH đậm chất VN.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đạt được những thành tựu đáng kể: Vai trò của văn hóa truyền thống được đề cao, thiết chế văn hóa được củng cố, tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng; vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế ngày càng được chú trọng; xã hội hóa hoạt động văn hóa được đẩy mạnh nhất là trong công tác bảo tồn di sản văn hóa, hoạt động sân khấu, văn nghệ quần chúng, giao lưu văn hóa quốc tế, mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có tác động to lớn đối với việc xóa đói giảm nghèo, tương thân tương ái, góp phần ổn định chính trị, giữ gìn, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở. Việc ban hành luật pháp, chính sách về văn hóa được quan tâm và có tác động tích cực tới đời sống văn hóa- xã hội, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đánh giá: Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin, thể dục, thể thao ngày càng được mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” từng bước đi vào chiều sâu.

Nguyên nhân của thành tựu: Là sự kết hợp giữa vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Đảng sự

quản lý Nhà nước và sự tham gia chấp hành của nhân dân. Nhờ những chính sách sáng suốt của Đảng và Nhà nước nên nền kinh tế đã vượt qua được những cơn hoạn nạn.

2. Hạn chế

So với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội những năm gần đây, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân.

Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứngvới tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w