năng kháng bênh mốc sương của giống khoai tây tham gia thí nghiệm được trồng trong nhà lưới tại Trung tâm nghiên cứu cây có củ tại Sa Pa – Lào Cai và khi được trồng với điều kiện ở ngoài đồng ruộng tại Thanh Trì – Hà Nội. Chúng tôi đã thu được kết quả:
Có 4 giống khoai tây chịu bệnh mốc sương tốt có thể sử dụng làm vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống là : giống 11-113, giống 11-116, giống 11-106 và giống 11-129. chọn tạo giống là : giống 11-113, giống 11-116, giống 11-106 và giống 11-129.
KẾT LUẬN
Về năng suất : các giống khoai tây trồng ngoài đồng ruộng tại Thanh Trì – Hà Nội ( dao động trong khoảng 9,00 tấn/ha- 26,25 tấn/ha )cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống khoai tây được trồng trong nhà lưới tại Sa Pa – Lào Cai ( từ 5,00 tấn/ha- 18,00 tấn/ha ).
Về kích thước củ : các giống khoai tây trồng ngoài đồng ruộng tại Thanh Trì – Hà Nội có kích thước củ >5cm ( 8,4 - 30,3% ) ít hơn so với các giống khoai tây trồng trong nhà lưới tại Sa Pa – Lào Cai ( 9-56% ).
Về số lượng củ/khóm : các giống khoai tây trồng trong nhà lưới tại Sa Pa – Lào Cai ( 2,7 – 6,5 củ/khóm) ít hơn so với các giống khoai tây trồng ngoài đồng ruộng tại Thanh Trì – Hà Nội ( 4,9 – 12,6 củ/khóm).
Đề tài đã xác định được chỉ chỉ thị phân tử LP2 liên kết gen R1 kháng bệnh mốc sương và đã xác định được các giống Giống 11-106, Giống 11-115, Giống 11-116, Giống 11-129, Giống 11-140 là những giống mang gen R1 kháng bệnh mốc sương .
Đối với chỉ thị phân tử LP3 xác định được 3 giống: Giống 11-106, Giống 11-116, Giống 11-119 là những giống mang gen R1 kháng bệnh mốc sương.
ĐỀ NGHỊ
Cần có tiếp tục nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này hơn nữa.
Trong thí nghiệm này tôi chỉ mới sử dụng được 2 chỉ thị phân tử vào việc xác định liên kết gen kháng bệnh mốc sương của một số giống. Trong thời gian tới tôi sẽ tiến hành thí nghiệm thêm nhiều chỉ thị phân tử hơn nữa để phục vụ cho công tác chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh mốc sương.