Cấu trúc và các chức năng của hệ thống EMS

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống SCADA và ứng dụng lắp đặt hệ thống EMP, EMS trong hệ thống điện lực (Trang 33)

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SCADA/EMS, EMP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

3.3.Cấu trúc và các chức năng của hệ thống EMS

- Cấu trúc của hệ thống EMS

Hệ thống bao gồm nhiều khối cho phép tùy biến trong hệ thống khi bảo trì các bộ phần hợp thành. Bất cứ phần tử nào của hệ thống cũng có thể đặt cấu hình được.

Hình 3. 1: Cấu hình đặc trưng của hệ thống SCADA/EMS

Một hệ thống SCADA/EMS bao gộm nhiều trạm từ xa, các trạm này phân bổ rải rác trên toàn hệ thống. Tại các trạm có gắn các thiết bị đầu cuối (RTU), các thiết bị điện tử thông minh (IEDs) làm nhiệm vụ đo đạc, thu thập dữ liệu vv… Tất cả các trạm từ xa này được kết nối với trung tâm điều khiển và giám sát thông qua các phương tiện như: đường điện thoại, cáp truyền tín hiệu riêng của ngành điện, sóng vô tuyến, đường dây cáp quang, mạng nội bộ LAN, mạng WAN vv… Các dữ liệu thu thập được các điều khiển trạm lưu lại trong cơ sở dữ liệu (Process historical archive) và truyền đến trung tâm điều khiển của toàn bộ hệ thống. Tại trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thống, các số liệu sẽ được tính toán, so sánh để đưa ra những quyết định điều khiển cho toàn hệ thống. Sau khi quyết định, các lệnh điều khiển sẽ được gửi xuống các trạm từ xa để thi hành.

- Các chức năng của hệ thống EMS

Hệ thống quản lý năng lượng EMS là tập hợp các công cụ cho phép người vận hành hệ thống phân tích đánh giá, đưa ra quyết định điều khiển hệ thống. EMS được sử

dụng ở các trung tâm điều độ (CCC hoặc ACC). Với EMS luôn yêu cầu có một hệ thống số liệu thu thập từ hệ thống, và bản thân nó tham gia như một bộ phần trong SCADA, nên người ta sử dụng thuật ngữ SCADA/EMS.

Tại các trung tâm điều độ (CCC hoặc ACC), với sự trợ giúp của hệ thống máy tính mạnh, và các phần mềm chuyên dụng, người vận hành thực hiện các chức năng SCADA/EMS, có thể kể ra một số chức năng quan trọng như sau:

• Đánh giá trạng thái hệ thống (SE – Online State Estimation) • Tính táo trào lưu công suất (LF – Load Flow)

• Tính toán tối ưu trào lưu công suất (OPF – Optimal Load Flow) • Dự báo phụ tải (LF – Load forecast)

• Đánh giá mức độ an toàn của hệ thống (DSA – Dynamic Security Assesment) • Xây dựng các chiến lược phục hồi hệ thống khi có sự cố.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống SCADA và ứng dụng lắp đặt hệ thống EMP, EMS trong hệ thống điện lực (Trang 33)