Theo hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE), khi các nước Đông Nam Á có lãi suất cao trong thời kỳ trước cuộc khủng hoảng, thì các nước này không thể thu hút được đầu tư nước ngoài bởi kỳ vọng về tỷ giá. Cụ thể là lãi suất danh nghĩa cao phản ánh lạm phát dự kiến cao và kết quả là đồng tiền sẽ giảm giá (theo ngang giá sức mua). Nếu các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng lý thuyết này, họ sẽ không dự kiến thu lợi từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á vì đồng tiền mà họ đầu tư vào dự kiến sẽ giảm giá, vì thế sẽ bù trừ vào lợi thế lãi suất cao.
Tuy nhiên, trong thực tế các nhà đầu tư nước ngoài đã nỗ lực tìm kiếm từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á (ít nhất là trước khi xảy ra khủng hoảng). Điều này cho thấy rằng họ không dự kiến IFE tồn tại vì ngân hàng trung ương của 1 vài nước Đông
Nam Á cố định đồng tiền của các nước này trong 1 dải băng hẹp, nên họ đã ngăn tỷ giá hối đoái khỏi giảm sút để bù đắp cho chênh lệch lãi suất. Vì thế, IFE không thể tồn tại được, và đó là động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài kiếm lời từ lãi suất cao ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, chiến lược này đã có tác động bất lợi đối với bất kỳ nhà đầu tư nào muốn kiếm lời trên lãi suất cao trong cuộc khủng hoảng bởi lẽ nỗ lực duy trì 1 đồng tiền ổn định đã bị các lực của thị trường áp đảo. Kết quả là, lãi suất có hiệu lực (là lãi suất sau khi đã điều chỉnh theo biến động của tỷ giá) mà các nhà đầu tư nước ngoài nhận được đã bị âm. Về bản chất, sự giảm giá các đồng tiền này đã phá hủy lãi suất cao từ đầu tư đến nỗi mà cuối cùng các nhà đầu tư nhận được ít hơn những gì họ đầu tư lúc ban đầu.