CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hợp nhất thâu tóm danh nghiệp dưới góc nhìn tài chính (Trang 53)

f. Các Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp

2.5. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, tại Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng và một số văn bản pháp luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” để chỉ khái niệm hoạt động M&A. Tuy nhiên, khái niệm và hoạt động M&A đa dạng hơn nhiều so với khái niệm “sáp nhập và mua lại”.

Thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” được hiểu phổ biến hiện nay ở Việt Nam không những không chuyển tải hết khái niệm hoạt động M&A mà còn chưa thể hiện đầy đủ các hình thức hoạt động này. Trong trường hợp thâu tóm mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh (hostile takeover) thông qua phương thức “lôi kéo cổ đông bất mãn” rõ ràng không phải là trường hợp “mua lại”, còn “sáp nhập” thực tế chỉ là một bộ phận trong khái niệm “thâu tóm” doanh nghiệp. Sáp nhập để chỉ sự thâu tóm toàn phần và doanh nghiệp mục tiêu chấm dứt sự tồn tại; trong khi “thâu tóm” còn được sử dụng để chỉ tìm việc nắm giữ một số lượng cổ phần dưới 100% nhưng đủ để chi phối doanh nghiệp mục tiêu. Hơn nữa, thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” cũng không tính đến hình thức “hợp nhất”, tuy không phổ biến nhưng không thể xem là một trường hợp cá biệt của sáp nhập. Do đó, thuật ngữ “hợp nhất - thâu tóm” được giới thiệu để bao quát tất cả các hình thức của hoạt động M&A từ khía cạnh quản trị doanh nghiệp. Do vậy, dưới góc độ của luận văn, người viết sẽ sử dụng thuật ngữ „hợp nhât – thâu tóm” để chỉ hoạt động M&A.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động M&A và quản lý nhà nước đối với hoạt động M&A được thể hiện trong các luật hiện hành như sau:

Một phần của tài liệu Hợp nhất thâu tóm danh nghiệp dưới góc nhìn tài chính (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)