KẾ TOÁN MỸ

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 30 - 32)

c) Phương pháp tính giá thành theo định mức.

1.4.2.2. KẾ TOÁN MỸ

Theo hệ thống kế toán Mỹ, người ta đặt trọng tâm vào phân loại và xác định CFSX. Các yếu tố CPXL chỉ gồm 3 bộ phận : Chi phí NVL trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Mọi sản phẩm đều bao gồm 3 yếu tố chi phí trên.

- Nguyên vật liệu trực tiếp: Là những yếu tố vật chất tạo nên thành phần chính của sản phẩm được sản xuất ra. NVL trực tiếp được nhận diện dễ dàng trong sản phẩm vì nó đặc trưng cho đặc tính dễ thấy hơn nhất của cái gì đã được sản xuất.

- Lao động trực tiếp: Là chi phí tiền lương của những lao động trực tiếp biến đổi nguyên liệu trực tiếp thành những sản phẩm có thể tiêu thụ được.

- Sản xuất chung: Là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm, sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và lao động trực tiếp.

*Mô hình ứng xử của các chi phí:

Các trung tâm phụ

Chi phí gián tiếp

Các giá phí và giá thành

Chi phí được phân bổ

Hạch toán trực tiếp Phân chia đợt 2 Phân chia đợt 1 Chi phí trực tiếp Các trung tâm chính

+ Chi phí cố định (Định phí) gồm những khoản chi phí có tính độc lập, không phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất.

+ Chi phí biến đổi (Biến phí) gồm những khoản chi phí biến đổi trực tiếp theo sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.

Tổng các biến phí giao động khi sản xuất biến động, trong khi tổng các định phí giữ nguyên không đổi. Biến phí đơn vị giữ nguyên khi sản xuất biến động còn định phí đơn vị lại biến động khi sản xuất biến động. Bán biến phí có cả hai yếu tố định phí và biến phí, do đó mang cả hai bản chất ứng xử này.

Do vậy, ta có khái niệm giá thành sản phẩm: Là những chi phí xây lắp liên quan đến một kết quả sản xuất nhất định và kết quả sản xuất là những sản phẩm hàng hoá. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu đo lường các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mọi khoản chi tiêu đều tạo nên giá thành .

SƠ ĐỒ QUI TRÌNH HẠCH TOÁN

SP chế tạo Thành phẩm tồn kho CP NVL trực tiếp Giá vốn Giá thành sản xuất CP LĐ trực tiếp Giá thành hàng bán Giá phí chung

CP sản xuất chung của kỳ

Như vậy, trên đây là những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành ở một số nước có nền kinh tế phát triển như Pháp và Mỹ. Từ đó có thể rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận cũng như so sánh trong việc xác lập phương án hạch toán CPSX và giá thành ở nước ta.

Theo quan điểm của kế toán Pháp là phân loại chi phí theo chức năng để hình thành nên các trung tâm phân tích chính và phụ, từ đó xác định các loại giá phí và tổng hợp thành giá thành sản phẩm. Xét về mặt tổ chức công tác kế toán chi phí và xác định giá thành sản phẩm thì đây là quan điểm khá đặc biệt. Quan điểm này chỉ ra rằng chức năng kinh tế của các bộ phận trong xí nghiệp là cơ sở phát

sinh và hình thành các loại chi phí khác nhau. Việc thực hiện chức năng và mức độ phát sinh của mỗi loại chi phí đó có liên quan với nhau. Mức độ hao phí phát sinh và thực hiện chức năng trong thực tế của từng bộ phận được thông tin rất nhanh chóng. Đó là điều kiện quan trọng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với hao phí thấp nhất. Như vậy, quan điểm này đã xác lập một trình tự hạch toán chi phí lấy chức năng của các bộ phận là đối tượng tập hợp chi phí và tiêu thụ phát sinh. Trên cơ sở đó lấy trung tâm chính để qui nạp chi phí trực tiếp và gián tiếp nhằm xác định các loại giá phí tương tương ứng và giá thành sản phẩm. Do đó, ưu điểm của trình tự hạch toán này cho phép từng doanh nghiệp chủ động trong xác định phương pháp tính giá thành, không phụ thuộc vào những quy định của cơ quan cấp trên khác. Vì vậy nó cho ta một cách nhìn mới hơn về phương án hạch toán giá thành.

Khác với kế toán Pháp, quan điểm của Mỹ lại cho rằng mọi chi tiêu đều tạo nên giá thành. Đây là quan điểm khá gần gũi với phương án hạch toán của nước ta. Nó chỉ ra rằng trong các doanh nghiệp sản xuất hay xây lắp, đã là các khoản hao phí cho sản xuất, xây lắp hay tiêu thụ dù nằm ở bộ phận nào trong giá trị hàng hoá đều được hạch toán đầy đủ vào giá thành. Về ý nghĩa thực tế thì quan điểm này đặt ra cơ sở cho việc tổ chức theo dõi các khoản hao phí theo đầu ra để xác định đúng đắn khả năng bù đắp hao phí từ đầu ra và kết quả do từng loại đầu ra mang lại . Hay nói cách khác là xác định đối tượng tính giá thành và phương pháp qui nạp chi phí vào đối tượng giá thành.

Tóm lại, mỗi quan điểm đều có những ứng dụng riêng phù hợp với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, tôi xin trình bày về công tác kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Hoàng Sơn.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w