Hạch toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 27 - 41)

Khoản mục chi phí sản xuất chung được tính trong giá trị thành phẩm sản phẩm là những chi phí phục vụ trong sản xuất nhưng lại mang tính chất chung toàn xí nghiệp với tính chất chi phí phát sinh chung toàn xí nghiệp. Nên đối tượng chịu chi phí là tất cả các loại sản phẩm do đó để hạch toán chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng loại sản phẩm mã hàng kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng tiêu thức cụ thể phù hợp

+ Chi phí nhân viên phân xưởng

+ Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ dùng trong xí nghiệp + Chi phí phi dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác

Kế oán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung để tập hợp và phân bổ (và sử dụng TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6278, có chi tiết cho xí nghiệp bạt, xí nghiệp may, xí nghiệp mành, xí nghiệp vải không dệt)

a. Chi phí nhân viên xí nghiệp

Nhân viên xí nghiệp bao gồm ban giám đốc xí nghiệp, nhân viên kinh tế phân xưởng. Đối với bộ phận nhân viên phân xưởng ngoài lương thời gian và các khoản tiền ăn trưa, lễ, phép họ còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm như đã trình bày ở phần chi phí nhân công trực tiếp hàng tháng nhân viên kinh tế xí nghiệp vải bạt, xí nghiệp vải mành, xí nghiệp may, xí nghiệp vải không dệt lập bảng thanh toán lương và phụ cấp cho từng xí nghiệp. Để tổng hợp tính toán lấy số liệu ghi vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, phần nợ TK 6271 cho từng xí nghiệp.

VD: Từ bảng thanh toán lương và phụ cấp xí nghiệp vải mành (BIểu số 12) ta có:

Cột lương (lương thời gian) = 24388217đ

Các khoản phụ cấp = tiền lễ + phép + phụ cấp trách nhiệm + Tiền ăn ca = 303930 + 248260 + 462200 + 269200

= 1283590

= 24388217 + 1283590 = 25671807đ * 2% KPCĐ trích tiền lương thực tế nhân viên thực tế nhân viên xí nghiệp vải mành tính vào giá thành = 2% x 25671807 = 513436đ

* 15% BHXH trích tiền lương cơ bản nhân viên xí nghiệp vải mành tính vào giá thành = 15% x 10364600 = 1554690đ

* 2% BHYT trích trên tiền lương cơ bản nhân viên xí nghiệp mành tính vào giá thành = 2% x 10364600 = 207292đ

Số liệu tính toán trên được ghi vào bảng phân bổ tiền lương BHXH (BPB 01) theo định khoản Nợ TK 6271 XN vải mành 27947225 Có TK 334 25671807 Có TK 338 2275418 Có TK 3382 513436 Có TK 3383 1554690 Có TK 3384 207292

Tương tự cũng tính được chi phí nhân viên phân xưởng của xí nghiệp vải bạt, xí nghiệp may, xí nghiệp vải không dệt theo định khoản

+ Nợ TK 6271 XN may 66836803 Có TK 334 60875644 Có TK 338 5961159 Có TK 3382 1217513 Có TK 3383 4185570 Có TK 3384 558076 + Nợ TK 6271 XN vải bạt 25321101 Có TK 334 22647675 Có TK 338 2673426 Có TK 3382 452954

Có TK 3383 1959240 Có TK 3384 261232 + Nợ TK 6271 XN vải không dệt 5637831 Có TK 334 3903285 Có TK 338 1734546 Có TK 3382 78066 Có TK 3383 141600 Có TK 3384 194880

Sau đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất lấy số liệu ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất tài khảon 627 (Biểu số 8) đồng thời ghi vào sổ cái TK 6271 mỗi lần vào cuối tháng Nợ TK 6271 XN vải mành 27947225 Nợ TK 6271 XN may 66866803 Nợ TK 6271 XN vải bạt 25321101 Nợ TK 6271 XN vải không dệt 5637831 Có TK 334 113098411 Có TK 338 12644549

b. Chi phí công cụ dụng cụ: Là những chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất chung của xí nghiệp như cờ lê, mỏ lết, dụng cụ điện loại chi phí này được hạch toán vào tài khoản TK 6273 chi phí công cụ dụng cụ

Trình tự hạch toán như đã trình bày ở phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên các phiếu xuất kho nguyên vật liệu công cụ dụng cụ bao giờ cũng có các tiêu thức như lý do xuất kho đối tượng sử dụng đơn giá vì thế cuối tháng kế toán vật liệu chi phí tổng hợp các phiếu xuất kho vật liệu công cụ dụng cụ dùng cho xí nghiệp vải bạt, xí nghiệp mành, xí nghiệp may, xí nghiệp vải không dệt được thể hiện ở bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 03)

Kế toán định khoản + Nợ TK 6272 XN vải mành 22923309 Nợ TK 6273 XN vải mành 7612428 Có TK 1522 2596107 Có TK 1523 1119248 Có TK 1524 7207954 Có TK 1531 7612428 + Nợ TK 6272 XN vải bạt 7283200 Nợ TK 6273 XN vải bạt 1298258 Có TK 1522 1143094 Có TK 242 15000000 Có TK 1524 4640106 Có TK 1531 1298158 + Nợ TK 6272 XN may 7099192 Nợ TK 6273 XN may 5553020 Có TK 1522 833236 Có TK 1523 2979962 Có TK 1524 2285994 Có TK 1531 5553020 Có TK 242 1000000 + Nợ TK 6272 XN vải không dệt 1046314 Nợ TK 6273 XN vải không dệt 5883661 Có TK 152 Có TK 1523 450600 Có TK 1524 595714 Có TK 1531 5883661 Đồng thời ghi vào bảng kê số 4 biểu 11 phần

Nợ TK 6272 XN vải mành 22923309 Nợ TK 6272 XN may 7283200 Nợ TK 6272 XN vải bạt 7099192 Nợ TK 6272 XN vải không dệt 1046314 Có TK 152 38353015 Nợ TK 6273 XN vải mành 7612428 Nợ TK 6273 XN may 1298158 Nợ TK 6273 XN vải bạt 5553020 Nợ TK 6273 XN vải không dệt 5883661 Có TK 153 20347267

c. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất

Trích khấu hao tài sản cố định nhằm thu hồi vốn đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định để tái sản xuất trước đây Công ty sử dụng phương pháp tuyến tính để tính khấu hao tài sản cố định dựa trên cơ sở nguyên gia và tỷ lệ khấu hao năm tuy nhiên hiện nay do yêu cầu sản xuất Công ty đã tiến hành trích khấu hao hàng tháng căn cứ vào thời hạn sử dụng và nguyên giá tài sản cố định cách tính cụ thể như sau: Mức khấu hao TSCĐ theo năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Mức khấu hao TSCĐ theo tháng =

Mức khấu hao năm 12

Hàng tháng kế toán không tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ mà căn cứ vào số khấu hao nằm trên bảng kê tài sản cố định theo đơn vị của từng xí nghiệp để tính ra mức khấu hao tháng cho từng đối tượng, từng xí nghiệp

VD: Trên bảng kê TSCĐ theo đơn vị xí nghiệp vải mành năm 2003 (Biểu số) có số liệu tổng số trích khấu hao TSCĐ năm 2003 là 225000000 do đó số khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất xí nghiệp vải mành tháng 01 năm 2003 là

2550000000

= 212500000 12

Tương tự bảng TSCĐ theo đơn vị năm 2003 của xí nghiệp may, của xí nghiệp bạt và xí nghiệp vải không dệt lần lượt ta tính được số khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất phải tính cho các xí nghiệp lần lượt là 33400000, 3500000, 433000000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu tính toán được kế toán ghi sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 627 (Biểu số 8) và đồng thời ghi vào bảng kê số 4 (Bảng số 11) theo định khoản

Nợ TK 6274 XN vải mành 212500000 Nợ TK 6274 XN may 33400000 Nợ TK 6274 XN vải bạt 35000000 Nợ TK 6274 XN vải không dệt 433000000

Có TK 214(1) 713900000

d, Chi phí dịch vụ mua ngoài

Ở Công ty Dệt vải Công nghiệp hiện nay nước phục vụ cho sản xuất ở xí nghiệp được cung cấp từ các giếng khoan của Công ty, điện bơm cho xí nghiệp nào được hạch toán vào tiền điện của xí nghiệp đó. Các doanh nghiệp đều trang bị điện thoại, điện thoại các bộ phận này chỉ sử dụng trong nội bộ Công ty nên chi phí điện thoại là không lớn lắm và được hạch toán vào chi phí quản lý do đó chi phí về dịch vụ mua ngoài thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung của Công ty chỉ là chi phí về tiền điện mua của chi nhánh điện Thanh Trì (Hà Nội) việc thanh toán được tiến hành theo các bước cụ thể sau:

- Tại xí nghiệp vải mành và may đã được lắp đồng hồ đo điện nên hàng tháng dựa vào sổ điện tiêu thụ đơn giá điện và tỷ lệ tiêu hao kế toán tính được số tiền điện theo công thức:

Số tiền điện phải trả = Số điện sử dụng x Tỷ lệ tiêu hao (105%) x Đơn giá

- Đối với xí nghiệp vải bạt chi phí tiền điện được tính bằng cách lấy số tiền điện phải trả của Công ty ghi trên hoá đơn trừ đi chi phí về tiền điện của xí nghiệp may, xí nghiệp mành và xí nghiệp vải không dệt và bộ phận quản lý của doanh nghiệp.

Chi phí về tiền điện phục vụ cho sản xuất được kế toán trích trước hàng tháng số trích trước được theo dõi trên bảng kê số 6 và các sổ kế toán có liên quan.

Khi chi phí về tiền điện thực tế phát sinh kế toán tiến hành hạch toán chi phí đó vào chi phí sản xuất chung cụ thể trong tháng 1 năm 2003 tổng số tiền điện Công ty phải trả là 209412336 đ trong đó ở bộ phận quản lý số tiền điện được tính là 6068800 đ.

Số tiền điện phải trả ở xí nghiệp may là:

22017 x 105% x 800 -= 18494289 Ở xí nghiệp vải mành là:

174033 x 105% x 800 = 146187517 Ở xí nghiệp vải không dệt là:

12957 x 105% x 800 = 10884084 Ở xí nghiệp vải bạt tiền điện được tính là:

= 20 9412336 - 18494289 - 146187517 - 10884084 - 6068800 = 27777646

Chi phí tiền điện thực tế phát sinh trong tháng được kế toán tập hợp ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 627 theo định khoản

Nợ TK 6277 XN vải mành 146187517 Nợ TK 6277 XN may 18494289 Nợ TK 6277 XN vải bạt 27777646 Nợ TK 6277 XN vải không dệt 10884084

Có TK 335 203343536 Chi phí chi bằng tiền khác:

- Loại chi phí này bao gồm các chi phí khác ngoài chi phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của xí nghiệp, chi phí giao dịch, phô tô in ấn tài liệu cho bồi dưỡng công nhân làm ngoài giờ chi tạm ứng cho nhân viên ở xí nghiệp may và xí nghiệp mành, xí nghiệp vải bạt. Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1, 2 trong tháng 1 năm 2003. Chi phí khá bằng tiền phát sinh tổng cộng là: 121402084đ trong đó chi phí bằng tiền mặt là 60105125đ. Chi tạm ứng 33641459đ. Chi phí phải trả 27655500đ số liệu này được kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 627 (Biểu số 8) phần

Nợ TK 6278 XN vải bạt 343000 Nợ TK 6278 XN mành 16108298 Nợ TK 6278 XN may 37928427 Nợ TK 6278 XN vải không dệt 5225400 Có TK 111 60105125 Nợ TK 6278 XN vải bạt 455260 Nợ TK 6278 XN mành 875490 Nợ TK 6278 XN may 32241541 Nợ TK 6278 XN vải không dệt 69168

Có TK 141 33641459 Nợ TK 6278 XN vải bạt 5696250 Nợ TK 6278 XN mành 5313000 Nợ TK 6278 XN may 15970500 Nợ TK 6278 XN vải không dệt 675750 Có TK 335 27655500

Chi phí sản xuất chung khi phát sinh được kế toán theo dõi và tập hợp được ở TK 627 sau đó đến cuối tháng kế toán kết chuyển vào TK 154 trên sổ tập hợp chi phí sản xuất (Biểu số 09) theo định khoản

Nợ TK 154 XN vải bạt 103674615 Nợ TK 154 XN mành 439467267

Nợ TK 154 XN may 21810245

Nợ TK 154 XN vải không dệt 462422204 Có TK 627 1225666531 Đồng thời ghi vào bảng kê số 4 (Biểu số ) phần

Nợ TK 627 XN vải bạt 103674615 Nợ TK 627 XN mành 439467267 Nợ TK 627 XN may 21810245 Nợ TK 627 XN vải không dệt 462422204 Có TK 152 38352015 Có TK 153 20347267 Có TK 111 60105125 Có TK 141 33641459 Có TK 334 113098411 Có TK 335 230999036 Có TK 338 12644549 Có TK 214 713900000

Có TK 242 14500000

Chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp, kế toán tiến hành phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Tiêu thức phân bổ dựa vào tỷ lệ mức tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh

Ta có hệ số phân bổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H = Σ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh (XN) Σ tiền lương của CNTT sản xuất (XN) Khi đó tính được Chi phí SXC phân bổ cho từng mặt hàng = Hệ số phân bổ x

Tiền lương của CNTT của từng mặt hàng

VD: Căn cứ vào bên ghi có TK 627 ta có tổng chi phí phát sinh thực tế của xí nghiệp vải mành là 439467267 và tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế (xí nghiệp) là 62105859

H = 439467267

= 7,07609997 62105859

Vậy chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng mặt hàng của xí nghiệp vải mành là:

Mành 840 D/1 = 7,0760997 x 18997542 = 134428506 Mành 840 D/2 = 7,0760997 x 21607001 = 152893299 Các mặt hàng khác tính tương tự

e. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

* Các loại sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

Ở xí nghiệp vải bạt, vải mành,Xn vải không dệt, các sản phẩm dở dang được xác định là sợi đậu, sợi xe, sợi trên máy, thùng lờ, thùng củi, vải trên máy, vải sợi đã hoàn thành song chưa làm thủ tục kiểm nghiệm để nhập kho, sơ các loại.

Còn ở xí nghiệp may sản phẩm dở dang là các mặt hàng công ty sản xuất các mặt hàng gia công và đánh giá sản phẩm dở dang,

* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Hiện nay ở Công ty loại chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất đó chính là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiéep (chiếm khoảng 65 - 75%). Do vậy để giảm bớt khâu tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính

nên kế toán Công ty đã tiến hành tập hợp riêng chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, không những thế Công ty còn xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty, đồng thời giảm bớt được khối lượng tính toán mà vẫn đảm bảo sự chính xác của các chi phí sản xuất trong giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí sản xuất khác được tính chung cho thành phẩm trong kỳ. Cụ thể giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Công ty được tính theo công thức:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp = Giá trị SPDD đầu kỳ theo CPNVL trực tiếp + CP NVL chính phát sinh trong kỳ x Số lượng SPDD dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ + Số lượng NVLC xuất dùng trong kỳ

Trích sổ kiểm kê XN vải mành Báo cáo kiểm kê xí nghiệp vải mành Tháng 1 năm 2003

Mặt hàng ĐV Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ

Vải mành 840 D/1 Kg 37148 44795,1 65266,1 Sợi Ne 840 D/1 Kg 43573,4 Sợi Ne 20/1 Kg 250 1221,7 Khu vực máy xe 7442,7 Khu vực máy dệt 4084,3 Vải bán thành phẩm 253,1 .... ... ... .... ... ... Tổng cộng 87296,7 98946,1

- Giá trị của vải mành 840 D/1 dở dang đầu kỳ là 1252862566đ số liệu lấy ở cột dư đầu kỳ trên sổ tập hợp chi phí sản xuất tài khoản 154 tháng 1 năm 2003

- Chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất vải mành 840 D/1 là 3283469684 đ (Số liệu lấy ở cột TK 621C) trên sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 154 tháng 1 năm 2003

- Khối lượng tồn đầu kỳ của vải mành 840 D/1 là 339,6 kg

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (Trang 27 - 41)