THÉP CƠ KHÍ XÂY DỰNG.
Quản lí, sử dụng vốn và tài sản thực sự là một vấn đề luôn cần phải đánh giá, xem xét trong mỗi doanh nghiệp. Trong đó, quản lí và sử dụng TSCĐ như thế nào cũng là một nhân tố rất quan trọng vì nó chính là tư liệu sản xuất chính trong một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh - như đối với Công ty Kết cấu thép Cơ khí Xây dựng.
Mặt khác, một đặc điểm riêng có của TSCĐ là trong quá trính sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong công tác quản lí và sử dụng TSCĐ các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ và đánh giá chúng trong mối liên hệ với doanh thu, lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp.
Trên cơ sở thông tin có được từ thẻ, sổ chi tiết TSCĐ vẫn cần kết hợp với việc so sánh, phân tích một số chỉ tiêu về tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ và đánh giá sức sinh lợi của TSCĐ trong công ty để thấy rõ việc đầu tư và sử dụng TSCĐ của công ty, cụ thể:
1. Tình hình quản lí TSCĐ.
Vấn đề này đã được công ty làm tương đối tốt. TSCĐ của công ty là rất lớn nhưng nó không nằm tập trung mà phân bổ về các xưởng sản xuất và các đơn vị thành viên, mà hầu hết các cơ sở này đều nằm xa cơ quan công ty. Bởi vậy, công ty áp dụng mô hình quản lí TSCĐ kết hợp giữa tập trung và phân tán. Những TSCĐ có đặc thù riêng phù hợp với hoạt động ở các bộ phận thì được giao trực tiếp cho các bộ phận quản lí, đồng thời trong quá trình sử dụng nếu cần công ty có thể điều động TSCĐ từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ đơn vị thành viên này sang đơn vị thành viên khác.
Định kỳ hàng năm khi kết thúc niên độ kế toán, tổ kiểm tra nội bộ của công ty và những cán bộ có thẩm quyền liên quan sẽ tiến hành kiểm kê, đánh giá TSCĐ so với sổ sách xem có thừa, thiếu hay không hoặc có xác định nhầm giữa TSCĐ và công cụ dụng cụ không. Điều này đã được công ty làm tốt và đều lập báo cáo kiểm kê chi tiết TSCĐ vào cuối niên độ kế toán.
Bảng số 17: (trích mẫu số liệu)
BÁO CÁO KIỂM KÊ CHI TIẾT TSCĐ TOÀN CÔNG TY NĂM 2003
TÊN TSCĐ VÀ KÝ HIỆU Năm sử dụng
TỔNG SỐ
Nguyên giá Tổng hao
mòn 12tháng tháng
Còn lại
Cơ quan công tyTỔNG SỐ 9.002.579.715 3.448.894.012 5.573.685.703 TỔNG SỐ 9.002.579.715 3.448.894.012 5.573.685.703 SÔNG CÔNG 3.454.271.046 1.317.857.256 2.136.413.790 CƠ QUAN 3.955.138.147 1.775.437.172 2.179.700.975 ĐỨC GIANG 1.613.170.522 355.599.584 1.257.570.938 TSCĐ đang dùng vào SXKD 8.988.282.300 3.414.596.597 5.573.685.703 Nhà cửa vật kiến trúc 1.600.254.557 921.056.597 5.573.685.703 Nhà làm việc 571.988.275 495591275 76.397.000 ... ...
Nhà liên doanh thuê 1996 145.141.000 110.194.000 34.947.000 Thiết bị dụng cụ quản lí CQ 1.220.811.071 677.938.102 542.872.969 Phòng quản lí sản xuất 38.974.410 20.476.001 18.498.409 Máy vi tính ĐNA(2 cái) x.lắp 1997 10.200.000 10.200.000
Máy in Laser1100(2cái) t1/01 2001 5.727.270 3.659.007 2.068.264 ...
Văn phòng 420.654.426 140.888.133 279.766.293
Máy điều hoà 2001 327.849.600 91.069.333 236.780.267 Máy tính xách tay t12 2001 22.000.000 7.333.333 14.666.667
... ...
TSCĐ vô hình 178.085.365 123.845.940 54.239.425
Lắp đặt mạng vi tính 2000 25.915.365 15.030.912 10.884.453 Phần mềm máy tính 2000 152.170.000 108.815.028 43.354.972 Phương tiện vận tải 2.136.832.915 649.420.556 1.487.412.359 Xe ôtô MAZDA 20K- 2538 1996 312.605.000 223.708.750 88.896.250
... ...
2. Tình hình trang bị TSCĐ.
Việc trang bị, đầu tư TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh luôn được công ty chú trọng. Khi mỗi bộ phận có nhu cầu công ty sẽ xem xét tính hợp lí và hiệu quả đầu tư của nó để ra quyết định đầu tư, mua sắm.
Để đánh giá được tình hình trang bị TSCĐ của công ty trong những năm qua cần tiến hành so sánh trong những năm gần đây, qua đó có thể xác định chính xác sự biến động TSCĐ như thế nào để từ đó có biện pháp thích hợp nhằm đầu tư hợp lí hơn.
Bảng số 18:
Tổng quan về tình hình Tăng, giảm nguyên giá TSCĐ.
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1. N.G TSCĐ đầu năm 3.066.210.115 3.939.893.958 5.284.433.180 + TSCĐ tăng trong năm 881.193.834 2.572.163.866 4.660.216.135 + TSCĐ tăng trong năm 881.193.834 2.572.163.866 4.660.216.135 + TSCĐ giảm trong năm 7.510.000 1.227.624.644 922.069.600
2. N.G TSCĐ cuối năm 3.939.893.958 5.284.433.180 9.022.579.715
3. N.G TSCĐ bình quân 3.503.052.037 4.612.163.569 7.153.506.448 + Hệ số tăng TSCĐ 0,25.155 0,55.769 0,65.146 + Hệ số tăng TSCĐ 0,25.155 0,55.769 0,65.146 + Hế số đổi mới TSCĐ 0,00.214 0,26.617 0,12.889 + Hệ số giảm TSCĐ 0,22.366 0,48.674 0,51.651 Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nói hàng năm công ty đã không ngừng đổi mới, mua sắm đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Tháng 8 năm 2000 công ty mới chính thức được tách ra để có cơ hội cạch tranh và khẳng định vị thế của mình nên năm 2001 hệ số tăng TSCĐ của công ty cao hơn so với năm 2000 có thể nói một phần là đương nhiên vì công ty là một đơn vị vừa sản xuất vừa thi công xây lắp nên nhu cầu máy móc thiết bị TSCĐ là rất lớn, nhưng đến năm 2002 công ty vẫn giữ được hệ số này khá ổn định và có tăng. Tuy nhiên điều này vẫn chưa khẳng định được nhiều về việc đầu tư trang thiết bị TSCĐ của công ty đã đúng hướng hay chưa, có thực sự tốt và hiệu quả.
Ta có thể xem xét tiếp một số chỉ tiêu sau:
Bảng số 19:
Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ dựa vào cách phân loại nguồn
Nguồn hình thànhTSCĐ TSCĐ
Năm 2001 Năm 2002 Chênh
lệch
Nguyên giá % Nguyên giá %
Nguồn vốn ngân sách 413.324.000 7,8 423.706.275 4,69 -3,11 Nguồn vốn tự bổ sung 264.976.527 5 572.292.784 6,34 +1,34
Nguồn vốn vay 3.878.173.653 73,4 7.298.621.656 80,9 +7,5 Khác 727.959.000 13,77 727.959.000 8,068 -5,7
Tổng 5.284.433.180 100 9.022.579.715 100
Công ty Kết cấu thép Cơ khí Xây dựng là một doanh nghiệp nhà nước trực tiếp thuộc Bộ Công nghiệp nên nếu TSCĐ được đầu tư chủ yếu bằng ngân sách nhà nước chiếm gần 50% thì sẽ là đương nhiên. Nhưng nhìn vào cơ cấu nguồn hình thành TSCĐ của công ty trong 2 năm qua thì thực sự có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét về yêu cầu, mục đích và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. TSCĐ là một loại tư liệu sản đòi hỏi đầu tư có giá trị lớn không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng liên tục đổi mới, đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại cho sản xuất.
Năm 2001 TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp chỉ chiếm 7,8% có thể nói là thấp, không những thế sang năm 2002 cũng chỉ được bổ sung thêm 4,69%. Điều này, một mặt nào đó là công ty phải tự khẳng định vị thế của mình bằng chính khả năng của
doanh nghiệp. Nhưng việc đầu tư TSCĐ của công ty 2 năm qua chủ yếu hình thành từ nguồn vay, tỉ lệ này cao năm 2001 là 73,4% và năm 2002 là 80,9%. Tuy công ty vẫn có khả năng đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn tự bổ sung và một số nguồn khác, điều này một phần cũng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi, nhưng con số này không khẳng định được nhiều khả năng hoạt động của công ty.Đầu tư TSCĐ bằng nguồn vay là một phương án hay nhưng điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty, công ty cần phải có kế hoạch tài chính cụ thể để bảo đảm khả năng hoạt động và thanh toán nợ vay. Đồng thời, cần có đánh giá thường xuyên sức sinh lợi của những tài sản đầu tư này trong sản xuất và có những qui định cụ thể đặc biệt là lên kế hoạch khấu hao đối với chúng phù hợp.
Bảng số 20: Cụ thể năm 2002 tình hình biến động TSCĐ của công ty
Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu kỳChênh lệch %
1.Nguyên giá TSCĐ 5.284.433.180 9.022.579.715 3.738.146.535 71 2.Giá trị hao mòn 2.281.035.832 3.448.894.012 1.167.858.180 51 3.Giá trị còn lại 3.003.397.348 5.573.685.703 2.570.288.355 86 Số liệu trên cho thấy, tỉ lệ hao mòn của công ty tương đối lớn và có xu hướng tăng rõ rệt. Thực tế thì hệ thống máy móc thiết bị của công ty quản lý có nhiều tài sản đã qua 10 năm sử dụng, số tài sản này đa phần được Tổng công ty chuyển giao cho khi tách. Trong 2 năm qua, công ty lại cũng có mua sắm thêm nhiều thiết bị mới có nhiều là máy vi tính và các thiết bị văn phòng khác là loại TSCĐ có tốc độ đổi mới rất cao và vì vậy hao mòn cũng lớn. Đồng thời, những tài sản được đầu tư bằng tiền vay thì thời gian khấu hao cũng sẽ phải nhanh – nó phụ thuộc vào khế ước vay đầu tư – mà tỷ lệ tài sản hình thành từ nguồn vay của công ty là cao.
3. Tình hình sử dụng TSCĐ.
Bảng số 21:
Khái quát tình hình sử dụng TSCĐ qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
1.Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có 5.284.433.180 9.022.579.715
2.TSCĐ chưa, không cần dùng 0 0
3.TSCĐ đang dùng trong sản xuất KD
+ Nguyên giá 8.988.282.300
+ Giá trị còn lại 5.573.685.703 4.TSCĐ chờ thanh lý (nguyên giá) 19.204.000 15.093.514
5.Hệ số sử dụng TSCĐ hiện có 1 1
6.Hệ số TSCĐ hiện có cho SXKD + Nguyên giá
+ Giá trị còn lại 0,9960,617 Qua bảng trên ta thấy công ty không có hoặc chưa có TSCĐ không cần dùng, tất cả TSCĐ đều được sử dụng, nhưng vẫn còn một lượng TSCĐ cố định chờ thanh lý do đã khấu hao hết có nhu cầu đổi mới. TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh lớn, tương đối ổn định.
Nhìn chung công ty đã sử dụng và quản lí hiệu quả TSCĐ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên nếu công ty có chính sách sử dụng TSCĐ phù hợp hơn thì hoạt động còn cao hơn nữa.
4. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công tác quản lí TSCĐ là một vấn đề rất quan trọng. Nó phản ảnh doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích, chức năng hay chưa để đạt hiệu quả kinh tế lớn nhất. Từ đó, giúp doanh nghiệp tìm ra những hướng đầu tư đúng đắn, đưa ra các biện pháp quản lí việc sử dụng và trích khấu hao TSCĐ một cách hợp lý.
Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng số 22: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch
1. Nguyên giá bình quân TSCĐ 4.612.163.569 7.153.506.448 + 2.541.342.879 2. Doanh thu thuần 240.448.299.709 275.541.607.5
53
+ 35.093.307.844 3. Lợi nhuận thuần 10.339.276.891 16.579.728.31
2
+ 6.240.448.421 4. Sức sản xuất của 1 đồng TSCĐ 52,14% 38,6% - 13,54 5. Sức sinh lợi của 1 đồng TSCĐ 2,24% 2,13% - 0,11
6. Suất hao phí 1,92% 2,59% + 0,67%
Qua bảng trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty năm 2002 thấp hơn năm 2001.
Sức sản xuất của một đồng TSCĐ năm 2002 thấp hơn so với năm 2001 là 13,54%. Còn sức sinh lợi của một đồng TSCĐ năm 2002 cũng thấp hơn so với năm 2001 là 0,11%, nghĩa là suất hao phí của TSCĐ năm 2002 so với năm 2001 cao hơn là 0,67%.
Như vậy, chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ của công ty là chưa có hiệu quả, không khai thác hết khả năng, công suất của TSCĐ mặc dù cơ cấu đầu tư vào TSCĐ của công ty là rất lớn và tương đối hợp lí. Công ty cần khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.