L ỜI CAM ĐOAN
2.3.1. Mô hình hóa SVC như một điện kháng có trị số thay đổi
Trước hết, xét luật điều khiển của SVC ở chế độ xác lập. Luật này có thể được biểu diễn bằng đặc tính Vôn - Ampe có dạng như sau:
U = Uref + XSL.I (2.11)
Trong đó, U là điện áp tại nút đặt SVC, I là dòng điện qua SVC, Uref là điện áp đặt, XSLlà điện kháng dốc của SVC.
Điện kháng XSLđược sử dụng để tránh vi phạm vào các giới hạn khi có các biến động điện áp nhỏ tại nút đặt SVC. XSL thường có giá trị từ 2 đến 5%. Độ lệch của điện áp được điều khiển thường nằm trong khoảng ± 5% của điện áp đặt Uref. Tại các giới hạn của góc mở thiristor, điện kháng của SVC sẽ được giữ ở một giá trị cố định.
Khi thay đổi góc mở α của thyristor, điện dẫn Be = -1/Xtđ thể hiện được sự thay đổi một cách rõ ràng hơn điện kháng tương đương Xtđ của SVC. Nói cách khác, đường biểu diễn Be(α) không dốc như đường Xtđ(α). Do đó khi mô hình hóa các thiết bị bù có điều khiển, người ta thường dùng các công thức liên hệ thường sử dụng điện dẫn tương
đương Be hơn là các công thức liên hệ sử dụng điện kháng X tđ, nhờ vậy cũng tránh được các vấn đề về sai số khi xử lý các điểm làm việc ở gần điểm cộng hưởng.
Phương pháp được đề cập đến ở mục này mô hình hóa SVC như một điện kháng có trị số thay đổi. Xét các phương trình mô tả hoạt động ở chế độ quá độ của SVC:
= f (2.12)
Trong đó, Xc biểu diễn các biến và f biểu diễn các phương trình của hệ thống điều khiển.
Mô hình hoạt động của SVC ở chế độ xác lập được suy ra từ các phương trình mô hình hóa chế độ quá độ bằng cách thay thế phương trình vi phân bằng phương trình đặc tính Vôn - Ampe ở chế đô xác lập của SVC. Các phương trình mô tả hoạt động của SVC ở chế độ xác lập:
0= (2.13)
Chương trình tính toán lúc này sử dụng phép lặp với thông số được rời rạc hoá, với một giả thiết ban đầu về mức điện kháng đẳng trị. Giá trị ban đầu này được chọn dựa trên suy đoán mặc định ban đầu của người sử dụng hoặc dựa trên giá trị ban đầu của các biến xoay chiều và đặc tính của điện dẫn Be(α).
Lúc này quá trình tính toán cho phép xác định được điện áp tại nút đặt SVC. Nếu điện áp cao hơn trị số đặt, phép lặp sẽ giảm trị số điện kháng tức tăng công suất tiêu thụ (hay giảm công suất phát) của SVC. Ngược lại, nếu điện áp thấp hơn trị số đặt thì phép lặp sẽ tăng trị số điện kháng tức giảm công suất tiêu thụ (hay tăng công suất phát) của SVC. Do lúc này các hệ số của ma trận tổng dẫn Y không còn là hằng số mà cần phải được xác định lại sau mỗi bước lặp nên nhược điểm của phương pháp này là có khả năng không hội tụ nếu có nhiều vị trí đặt SVC và không tận dụng được các chương trình tính toán chế độ xác lập cũ.