Dự toán định phí sản xuất Dự toán định phí bán hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

- Dự toán định phí bán hàng - Dự toán định phí quản lý DN - Dự toán định phí tài chính

5 Lợi nhuận dự toán

3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp

Để đảm bảo các giải pháp và kiến nghị đã nêu được thực hiện thì cần có những điều kiện cụ thể về phía Nhà nước, các cơ quan chức năng cũng như về phía các doanh nghiệp.

3.5.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế tài chính, hệ thống pháp luật, hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ cho việc tổ chức hệ thống kế toán quản trị nói chung và hệ thống kế toán quản trị phục chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.

Nhà nước cần xây dựng hệ thống kế toán quản trị cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện, vận dụng kế toán quản trị đối với từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.

Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các phương pháp kế toán chủ yếu áp dụng trong kế toán quản trị như: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán quản trị, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo kế toán.

Nhà nước cần có chương trình và phương pháp đào tạo kế toán quản trị đối với đội ngũ kế toán trong các doanh nghiệp nói chung, đào tạo ngay chính từ cấp Cao đẳng, Đại học.

Nhà nước cũng cần tạo ra mối quan hệ trao đổi giữa hoạt động của hiệp hội kế toán trong nước với các nước khu vực và thế giới. Từ đó, tăng cường kinh nghiệm hiểu biết và sàng lọc kiến thức để có hướng vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

3.5.2. Về phía các doanh nghiệp

Việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa nhiều. Bởi vậy, cần làm cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng mức về vai trò, chức năng của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp.

Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy kế toán doanh nghiệp theo hướng kết hợp giữa bộ phận kế toán tài chính và bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi bộ phận kế toán tài chính phải có mối liên hệ chặt chẽ với bộ phận kế toán quản trị. Bên cạnh đó thì các nhân viên kế toán cũng phải nắm rõ phần hành kế toán của mình, xử lý linh hoạt trong mọi trường hợp.

Xây dựng hệ thống định mức chi phí chính xác và phù hợp áp dụng trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những dữ liệu tin cậy cho kế toán quản trị trong việc dự báo và kiểm soát chi phí.

Đảm bảo tổ chức tốt công tác kế toán, từ việc lập hệ thống chứng từ, sổ sách đến hệ thống báo cáo. Xây dựng một mô hình kế toán quản trị phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, trong đó đề cao vai trò của công tác kế toán quản trị chi phí – giá thành.

Đồng thời, các nhà quản lý cũng cần có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kế toán nhằm phù hợp với những thay đổi

của nền kinh tế thị trường thời mở cửa và hội nhập, từ đó có hướng điều chỉnh, bổ sung cũng như thay thế cho phù hợp.

Cuối cùng, trong điều kiện khoa học công nghệ rất phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp có thể ứng dụng tin học trong việc tổ chức công tác kế toán. Đặc biệt, các phần mềm và chương trình kế toán giúp công tác kế toán trở nên đơn giản, giảm bớt khối lượng tính toán lại đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời, chính xác và khoa học.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới kinh tế, mỗi ngành kinh tế là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Tổng Công ty thép Việt Nam những năm qua đã có những bước tiến

mới, đóng góp nhiều thành quả cho nền kinh tế, đảm bảo và nâng cao đời sống mọi mặt của cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế, Tổng Công ty thép Việt Nam còn tham gia vào việc bình ổn giá cả mặt hàng thép trên thị trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất thép luôn phải quan tâm đến yếu tố chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm, làm sao cho chi phí sản xuất được quản lý một cách hiệu quả, tiết kiệm, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt Nam là rất cần thiết nhằm quản lý chi phí – giá thành, góp phần bình ổn giá thép trên thị trường Việt Nam.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Nam Thanh đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm chuyên đề, cảm ơn các cán bộ tại Tổng Công ty Thép Việt Nam và các công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này./.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM (Trang 34 - 37)