Trong những thập kỉ gần đây, Logistics đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp đối với các nước phương tây như: Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Hoa Kỳ,… Nhưng đến cuối thế kỉ 20 - đầu thế kỉ 21, thuật ngữ này mới được nhắc đến nhiều ở châu Á, đặc biệt Đông Nam Á có Singapore là nước phát triển rất mạnh dịch vụ Logistics và ở Việt Nam thì dịch vụ này vẫn còn khá mới mẻ, non trẻ và ít người nhận biết được. Chính vì vậy việc đưa môn học Quản trị Cung ứng hay Logistics vào giảng dạy ở nhà trường là điều hết sức cần thiết và mang tính cập nhật. Theo em môn học này còn rất mới lạ, các thuật ngữ còn khó hiểu dẫn đến hiểu sai hoặc hiểu chưa thấu đáo vấn đề. Em mong muốn nhà trường có thể phối hợp với các công ty chuyên về Logistics để giúp chúng em có các buổi đi thực tế đến các công ty để có thể hiểu rõ hơn về dịch vụ cung ứng hay Logistics. Bởi sự mới mẻ và tính chất của Logistics là một ngành dịch vụ vì vậy nó mang tính vô hình, khó xác định cụ thể thật sự Logistics là gì. Vì vậy mỗi khi nhắc đến Logistics nhiều người sẽ chỉ nghĩ đến vận tải hay cho thuê kho bãi, điều này khiến Logistics trở nên bị bó hẹp ở một khía cạnh.
Điều em mong muốn ở môn này đó là sự thực tế có thể tiếp xúc trực tiếp, bên cạnh đó người giảng dạt cũng cần phải cập nhật số liệu thương xuyên, các số liệu càng mới nhất, cung cấp cho sinh viên các kiến thức mới sẽ khiến sinh viên hứng thú hơn trong việc học và tim hiểu môn học này. Hơn nữa, em thấy rằng từ “Cung ứng” có nghĩa vẫn còn hẹp hơn so với “Logistics” và để mang tính hội nhập thì em cũng mong muốn nhà trường có thể đổi tên môn “Quản trị Cung ứng” thành môn “Quản trị Logistics” sẽ giúp khái quát hơn về môn học này.
Logistics là ngành rất rộng, bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá.
Ngành logistics có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhất là ngày nay sự phát triển của sản xuất hàng hóa thay đổi rất nhanh về sản lượng, kiểu dáng, giá thành sản phảm, thói quen người tiêu dùng hay môi trường kinh doanh. Sự thay đổi này diễn ra rất nhanh và mang tính toàn cầu. Mỗi một sự thay đổi dù là nhỏ vẫn dẫn đến sự thay đổi về dòng chảy hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Quốc gia nào có ngành logistics phát triển, sẽ đáp ứng tốt cho dòng chảy này và tạo nên lợi thế cạnh tranh cao.
Hơn nữa môn học này là một môn học quản trọng bởi là một môn giúp khái quát được về Logistics, bất cứ ai, sinh viên nào muốn theo đuổi lĩnh vực Logistics cũng cần phải học môn này, bởi nó sẽ bổ trợ kiến thức nền cho chúng ta nắm rõ từ đó mới có thể nghiên cứu sâu hơn. Nếu xét kĩ thì các số liệu về thống kê về các kĩnh vực liên quan đến logistics còn ít vì mối quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này chưa cao.
KẾT LUẬN
Logistics nói chung và dịch vụ vận tải biển nói riêng vẫn là ngành khá non trẻ ở Việt Nam so với các nước trên thế giới. Qua bài luận này, chúng ta có thể đánh giá được một phần nào thực trạng của vận tải biển ở nước ta, tuy có nhiều khởi sắc đáng mừng, bởi nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền song Logistics trong vận tải biển ở nước ta đánh giá chung vẫn còn yếu và thị trường chủ yếu nằm trong tay của các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách kinh doanh, chiến lược đầu tư phù hợp để trong thời gian tới, đặc biệt giai đoạn dần hội nhập này có những chuyển biến tích cực mạnh mẽ, giành lại thị trường nước nhà. Để làm được điều đó cũng cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ rất lớn, đặc biệt về cơ sở hạ tầng để không những các doanh nghiệp kinh doanh Logistics trong dịch vụ vận tải biển mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khác đều có thể vươn xa và đứng vững trên thị trường.