ĐG chú trọng đến kiến thức, trong khi kĩ năng và thái độ bị xem nhẹ
ĐG toàn diện, các tiêu chí đặt ra liên quan đến kiến thức, kĩ năng và thái độ. KT ĐG phải gắn với mục tiêu đã công bố từ trước, tránh tình trạng “mục tiêu một đường KT một nẻo”.
Kiểm tra ĐG là khâu rất quan trọng trong quá trình DH. Khoa học về KT ĐG của thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn, trong khi đó ở Việt Nam KT ĐG mới chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây. Yêu cầu đổi mới KT ĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập tại trường trung học cơ sở quả học tập tại trường trung học cơ sở
* Mục tiêu, hình thức, kỹ thuật KT ĐG hiện nay
Theo nhóm tác giả Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Ngọc Bích và Sái Công Hồng [24], hoạt động KT ĐG trước đây lấy mục tiêu KT ĐG kết quả học tập làm chính, mục tiêu KT ĐG vì hoạt động học tập và mục tiêu KT ĐG như hoạt động học tập thường chỉ được coi là các mục tiêu phụ thêm. Một điểm bất cập nữa trong ĐG thành quả học tập của người học cũng cần phải nói đến đó là phần lớn các môn học chỉ được ĐG qua một điểm số - các bài KT. Kết quả là đo lường và ĐG thành quả học tập ít có tác dụng điều chỉnh quá trình dạy và học để nâng cao chất lượng và chỉ nhằm xếp hạng kết quả học tập cho chính xác. Khoa học đo lường và ĐG giáo dục thường phân loại các cuộc thi theo mục đích và theo thang bậc chất lượng để tiến hành ĐG. Chất lượng giáo dục được ĐG qua năng lực người học thể hiện sau khi hoàn thành khoá học hay bậc học. Có bốn thành tố tạo nên chất lượng ĐG qua năng lực, đó là: 1 - Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được học, 2 - Kỹ năng, kỹ xảo được huấn luyện, 3 - Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo và 4 - Phẩm chất nhân văn được rèn luyện. Trong thực tế có ba loại thi chính: (i) thi để xác nhận mức độ tiếp thu nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ người học của môn học (thi hết/kết thúc môn học). Đề thi khi đó tập trung KT kiến thức để ĐG xem người học có năng lực nhận thức hoặc kỹ năng, kỹ xảo thuộc môn học đạt đến mức độ nào, về nhận thức có 6 bậc: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và ĐG; về kỹ năng kỹ xảo có 5 bậc: bắt
chước, hoàn thành, chuẩn hoá, phối hợp và tự động hoá); (ii) thi để chứng nhận trình độ học vấn (thi hết khoá, tốt nghiệp phổ thông) hay ĐG năng lực là chính (tốt nghiệp khoá đào tạo); (iii) thi để tuyển chọn (thi học giỏi, thi tuyển sinh). Do nhiều nguyên nhân trong đó có cả việc không nắm vững thang bậc chất lượng của sản phẩm giáo dục nên phần lớn đề thi ĐG tiếp thu môn học trong nhà trường hiện nay chủ yếu nhằm ĐG ở mức nhận thức thấp, tức là KT thuộc kiến thức là chính (biết, hiểu và vận dụng) nên người học có thể quay cóp mà không cần tư duy để trả lời (nói một cách khác là dạy và học đều không cần tư duy). Điều đó lý giải vì sao tiêu cực trong thi cử nhiều, điểm số cao nhưng năng lực không cao, sản phẩm giáo dục và đào tạo chất lượng còn thấp. Do đó, chúng ta cần nhanh chóng đổi mới mục tiêu ra đề thi nhằm ĐG năng lực nhận thức (mang tính chất lượng) chứ không nên chỉ ĐG thuộc kiến thức (mang tính số lượng) của người học làm chính như hiện nay. Lựa chọn nhiều hình thức thi, KT đa dạng, phong phú. Nâng cao năng lực KT ĐG cho GV thực hiện.
* Nhận thức
Yếu tố nhận thức có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động KT ĐG và công tác quản lý Quy trình KT ĐG. Nếu cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về Quy trình KT ĐG kết quả học tập của HS thì những quyết định của họ đưa ra sẽ khoa học, dễ thực hiện, và sẽ không vướng phải những ý kiến phản bác lại quyết định của mình. GV có nhận thức đúng đắn về KT ĐG thì họ sẽ tự giác hơn trong hoạt động KT ĐG, tương tự như vậy, nếu HS có nhận thức tốt về KT ĐG thì các em sẽ có những tác động tích cực đến GV tham gia tổ chức KT ĐG. Như vậy, từ việc cán bộ quản lý, GV, HS có ý thức đúng đắn về KT ĐG thì việc quản lý quy trình KT ĐG sẽ trở nên dẽ dàng hơn. Vì vậy tác giả xem đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình quản lý quy trình KT ĐG kết quả học tập tại trường THCS.
Năng lực quản lý của đội ngũ quản lý trong nhà trường có tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện của GV và HS. Đối với một cán bộ quản lý không có năng lực quản lý sẽ không thể lãnh đạo, điều hành được một tập thể làm việc theo những mục tiêu đã đề ra.
Trên thực tế đa số cán bộ quản lý trường học có năng lực còn nhiều hạn chế, họ chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết một cách bài bản để thực hiện nhiệm vụ, phần lớn là làm việc theo kinh nghiệm. Chính những điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của HS.
* Năng lực KT ĐG của GV
Năng lực KT ĐG của GV là yếu tố hết sức quan trọng, GV là người trực tiếp thực hiện các hoạt động KT ĐG trong nhà trường, người tạo ra công cụ KT ĐG kết quả học tập, người vận dụng các kỹ thuật KT ĐG trong lớp học, qua từng bài học, là người giúp HS tiến bộ thông qua các bài dạy, thông qua KT ĐG, nếu GV làm không tốt yếu tố này thì xem như hoạt động DH sẽ bế tắc. Bởi vậy, GV phải là người có năng lực KT ĐG thực sự thì mới thực hiện thành công một kỳ KT ĐG kết quả học tập trong trường học.
* Chế độ, chính sách dành cho hoạt động KT ĐG
Chế độ, chính sách dành cho cán bộ quản lý, GV tham gia hoạt động KT ĐG phù hợp sẽ giúp nâng cao được ý thức, trách nhiệm, khả năng chuyên môn, cũng như hạn chế được những tiêu cực. CSVC trang thiết bị đầy đủ là tiền đề thuận lợi cho tổ chức KT ĐG. Vì vậy Chế độ, chính sách dành cho hoạt động KT ĐG cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình quản lý quy trình KT ĐG kết quả học tập tại trường THCS.
* Nhận thức của xã hội, của cha mẹ HS
Tâm lý khoa cử, trọng bằng cấp của xã hội, của cha mẹ HS đã và đang gây sức ép rất lớn cho giáo dục nói chung và hoạt động KT ĐG trong trường THCS nói riêng. Tâm lý này còn là nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực trong thi cử gây nên những nhức nhối trong giáo dục. Gia đình, xã hội coi điểm số KT hàng ngày, điểm phẩy cuối kỳ, cuối năm của HS là thước đo giá
trị thì đó là một trở ngại rất lớn đối với hoạt động KT ĐG của nhà trường. Khi đó HS, phụ huynh HS sẽ làm mọi cách để có được điểm cao trong quá trình học của HS, thông thường sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực khi thực hiện việc làm này. Vì vậy nhận thức của xã hội, của cha mẹ HS là yếu tố có ảnh hưởng phần nào đến việc quản lý quy trình KT ĐG trong trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng.
1.9. Những nội dung quản lý quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường trung học cơ sở ở trường trung học cơ sở
ĐG sự phát triển của HS được coi là trọng tâm bởi vì mục tiêu cao nhất của giáo dục là vì sự phát triển của người học. Sự phát triển của HS là thước đo của mỗi nhà trường nói riêng và mỗi nền giáo dục nói chung. ĐG sự phát triển của HS chính là ĐG sự phát triển toàn diện nhân cách HS, bao gồm cả sự phát triển thể chất. Với những yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn tới của Đảng đã xác định, KT ĐG cần phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu đó.
Dựa trên nội dung của quy trình KT ĐG kết quả học tập của HS (gồm tám bước như đã trình bày), cán bộ quản lý sẽ có cơ sở để thực hiện việc quản lý hoạt động KT ĐG tại trường. Kết hợp với những hiểu biết về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý quy trình, KT, ĐG, kết quả học tập, cán bộ quản lý nhà trường có thể đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn khách quan tại đơn vị. Cùng với thực hiện quy trình KT ĐG kết quả học tập thì vấn đề phát triển năng lực KT ĐG của GV trong lớp học, qua từng bài học cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Việc đẩy mạnh KT ĐG bằng các hình thức, phương pháp ĐG không truyền thống như quán sát, phỏng vấn, hồ sơ, dự án, trình diễn thực, nhiều người cùng tham gia, HS tự ĐG, thông qua dự án hoặc nghiên cứu nhóm đòi hỏi người GV phải thực sự am hiểu tường tận về các kỹ thuật ĐG qua từng bài học trong lớp học thì mới phát huy hết tác dụng của các hình thức KT ĐG này. Với những lý luận đã tổng quan, tác giả xác định một số nội dung quản lý quy trình KT ĐG kết quả học tập của
HS như sau:
1.9.1. Đối với hiệu trưởng
Nhiệm vụ của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động KT ĐG trong nhà trường:
- Tập huấn cho GV thực hiện đổi mới phương pháp KT ĐG trong lớp học, qua từng bài học, hiệu trưởng và GV cần vượt ra khỏi tư duy chỉ ĐG theo cách truyền thống.
- Hướng dẫn GV, HS thực hiện và phổ biến đến gia đình HS các quy định của Quy chế KT ĐG.
- KT thực hiện quy định về KT, cho điểm và ĐG nhận xét của GV.
- KT việc ĐG, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ của GV bộ môn, GV chủ nhiệm.
- KT, yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện Quy chế KT ĐG phải khắc phục ngay sai sót trong những việc như: Thực hiện chế độ KT cho điểm và mức nhận xét; ghi điểm và các mức nhận xét vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực HS; sử dụng, ĐG xếp loại học lực của HS …
Bên cạnh các nhiệm vụ nêu trên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Hiệu trưởng có thể chủ động tiến hành tổ chức KT khảo sát chất lượng. Đối với các bài khảo sát chất lượng học tập của HS có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức:
- Khảo sát chất lượng HS sau khi dự giờ, thăm lớp để ĐG giờ dạy của GV và kết quả học tập của HS tại giờ học đó.
- Khảo sát đột xuất không báo trước.
- Khảo sát chất lượng đầu năm, cuối mỗi học kỳ. Với hình thức khảo sát này đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu trong quy trình KT ĐG.
Xuất phát từ những nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình quản lý của mình, Hiệu trưởng cần thực hiện một số nội dung sau:
- Quản lý xây dựng kế hoạch tổ chức KT ĐG; quản lý khâu ra đề KT; quản lý khâu tổ chức KT; quản lý khâu chấm bài, công bố kết quả và ghi điểm; quản lý việc sử dụng kết quả KT ĐG vào điều chỉnh hoạt động DH.
- Quản lý nội dung, hình thức KT ĐG trong lớp học, qua từng bài dạy.
1.9.2. Đối với các tổ trưởng chuyên môn
Xây dựng kế hoạch KT ĐG, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch chuyên môn, kế hoạch cá nhân theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình (giám sát tiến độ, việc chấp hành quy chế, quy trình, nội dung, hình thức, thời điểm tiến hành KT ĐG).
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao năng lực thực hiện các kỹ thuật KT ĐG trong lớp học, qua từng bài học cho GV thông qua các cuộc sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề theo kế hoạch của trường.
Tiểu kết chương 1
Chương I đã trình bày được:
1. Các kết quả nghiên cứu trước về quản lý quy trình KT ĐG kết quả học tập trên thực tiễn tại các trường THCS ở Việt Nam có liên quan đến luận văn. 2. Khung lý luận với các khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn, như: Quản lý, KT, ĐG, quy trình và quản lý quy trình; bản chất và quan điểm về đổi mới KT ĐG kết quả học tập hiện nay, và về việc cần thiết phải nâng cao năng lực KT ĐG trong lớp học, qua từng bài học cho GV nhằm giúp người học phát triển năng lực, không ngừng tiến bộ.
3. Tổng hợp một quy trình KT ĐG kết quả học tập gồm 8 bước từ quy trình KT ĐG kết quả học tập của tác giả Nguyễn Đức Chính và quy trình biên soạn đề KT của Bộ GD&ĐT.
4. Những nội dung quản lý quy trình KT ĐG kết quả học tập ở cấp THCS đối
với hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn. Đối với hiệu trưởng, cần quản
lý tốt 4 nội dung cơ bản: Quản lý việc thực hiện quy trình KT ĐG kết quả học tập; quản lý việc sử dụng kết quả KT ĐG vào điều chỉnh dạy học của GV; quản lý nội dung, hình thức KT ĐG trong mỗi bài dạy của GV; quản lý việc
thực hiện các kỹ thuật KT ĐG trong lớp học, qua từng bài học của GV. Đối với các tổ trưởng chuyên môn, quản lý tốt 4 nội dung lớn: Xây dựng kế hoạch
KT ĐG cho từng môn học; xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức KT ĐG cho từng bài học; tập huấn các kỹ thuật KT ĐG trong lớp học, của từng bài học cho GV; thực hiện tốt các thành tố trong quy trình KT ĐG.
Trên đây là một số cơ sở quan trọng để định hướng điều tra thực trạng và đề ra những biện pháp quản lý hiệu quả quy trình KT ĐG kết quả học tập tại trường trung học cơ sở Pom Lót.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ POM LÓT
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của huyện Điện Biên Điện Biên
2.1.1. Kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Điện Biên
Là địa bàn cư trú của chủ yếu các dân tộc như: Thái chiếm khoảng 85%, Kinh khoảng 12%, H’Mông khoảng 2% và còn lại là các dân tộc khác. Người Thái sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, họ thường sử dụng những công cụ như máy cày loại nhỏ, trâu để cày, bừa. Ngoài nghề làm ruộng, người Thái còn có thu nhập thêm từ nghề thủ công, như: Dệt thổ cẩm, đan lát. người Kinh chiếm tỉ lệ dân số nhỏ, họ chủ yếu là những thương gia, một số ít là công chức, viên chức nhà nước. Những di tích và các giá trị văn hoá vật thể cũng như văn hóa phi vật thể, đặc biệt là bản sắc văn hoá các dân tộc luôn đư- ợc gìn giữ và phát huy. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá và bản làng văn
hoá, đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" phát triển mạnh. Toàn huyện có 180 bản làng đăng ký đạt tiêu
chuẩn bản làng văn hoá, trong đó được công nhận đạt tiêu chuẩn 86 làng, bản.