Nghị luận xã hộ i( tiếp)

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề nghị luận ôn thi vào lớp 10 THPT (Trang 47)

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

nghị luận xã hộ i( tiếp)

Đề 1 :

Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. (Học sinh không viết quá một trang giấy)

Đề bài yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương. Các em có thể trình bày dưới hình thức một bài viết ngắn, một bức thư... (không quá một trang). Dù trình bày dưới hình thức nào

các em cũng cần trình bày được một số ý cơ bản sau:

- Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu

đồng bào, quê hương, đất nước).

- Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất

nước.

- Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn

kết trong cộng đồng...

- Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân.

Trong bài viết, học sinh có thể so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để

bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục.

Đề 2 :

Câu chuyện sau gợi cho em những suy nghĩ gì ?

Hoa hồng tặng mẹ

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 2 đô la.

Anh mỉm cười và nói với nó : - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt những nhánh hoa hồng lên mộ.

Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch ba trăm ki lô mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

Đề 3 :

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:

“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”

a)Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b)Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:

*Giải thích, chứng minh

-Trong diễn biến bình thường của đời sống, con người thường có nhiều bạn bè (xuất phát từ sự tương đồng về sở thích, tâm hồn, ước mơ, lí tưởng...) nhưng không phải ai trong số đó cũng là người dám đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta.

-Người bạn tốt nhất (người đến với ta bằng một tình bạn chân tình,

không vụ lợi) không chỉ đến với ta trong những lúc bình thường mà chính là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn (đối mặt với những giờ phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời ta) vì người bạn đó hiểu rằng đó là lúc ta u sầu, tuyệt vọng, cần sự cảm thông và chia sẻ nhất.

-Bằng hành động đến và chia sẻ cùng ta lúc ta khó khăn phiền muộn nhất, bạn sẽ giúp ta vượt qua khó khăn của cảnh ngộ, giữ vững niềm tin để vươn lên.

*Đánh giá

Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây

dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt.

Đề 4 :

Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi con người. Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực.

- Đây là dạng viết một đoạn văn hoặc một văn bản ngắn để nghị luận về xã hội trong phạm vi khoảng 20 dòng.

- Thí sinh có thể trình bày theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, văn bản cần có những nội dung cơ bản sau:

+ Giới thiệu trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của con người.

+ Trung thực là ngay thẳng, thật thà. Người trung thực không gian dối, không xảo quyệt, không quanh co, không thay đen đổi trắng. + Trung thực là đức tính của con người, mang lại giá trị cao quý cho con người. Người trung thực được mọi người yêu quý, kính trọng, tin tưởng. Còn kẻ thiếu trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, coi thường. Người Trung Hoa đã coi những người trung thực như Trương Phi, Quan Công, Nhạc Phi sánh ngang với thần linh, còn kẻ gian xảo như Tần Cối thì bị muôn đời phỉ nhổ.

+ Muốn giữ được trung thực người ta cần phải có sự khôn ngoan, sáng suốt. Thiếu sự khôn ngoan, sáng suốt, người ta sẽ khó giữ gìn và truyền đạt một cách chính xác, đầy đủ những sự việc tinh tế, phức tạp trong những hoàn cảnh tế nhị.

+ Muốn giữ được trung thực người ta cũng cần phải có dũng khí. Nhiều thế lực cường quyền, đen tối muốn lừa mị tâm tư con người. Nó cần những kẻ sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ làm chuyện đổi trắng thay đen. Nó sẽ trừng phạt không thương tiếc những người trung thực không chịu làm tay sai cho nó. Muốn giữ tính trung thực, người ta phải có dũng khí chấp nhận thử thách, hiểm nguy và đấu tranh bảo vệ công lí, chấp nhận “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”. + Đối với học sinh, trung thực là đức tính cần thiết và quý báu mà mỗi người phải phấn đấu rèn luyện. Cần giữ sự trung thực trong học tập, tu dưỡng.

Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.

Đề bài yêu cầu HS viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) với hình thức khá “mở”, tạo điều kiện cho HS có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của mình xoay quanh chủ đề quê hương (như vai trò của quê hương đối với đời sống con người, tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương...). Tuy vậy, HS cần đáp ứng được hai yêu cầu chính sau đây:

* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị

luận có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận), và không quá một trang giấy thi.

* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo

được một số ý chính sau:

Một phần của tài liệu Tuyển tập đề nghị luận ôn thi vào lớp 10 THPT (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w