Lợi nhuận ròng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY (Trang 25 - 32)

Khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạn bởi một rủi ro được bảo hiểm, tất yếu kéo theo thiệt hại về doanh thu. Mức độ thiệt hại hậu quả mà doanh nghiệp phải gánh chịu chính là số thiệt hại về doanh thu. Tuy nhiên, do chi phí khả biến giảm tương ứng với sự giảm về doanh thu nên doanh nghiệp chỉ phải gánh chịu phần chi phí bất biến và lợi nhuận ròng . Theo phương pháp gia tăng:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu Chi phí khả biến

Giả định, mỗi đơn vị doanh thu bao gồm 0,6 đơn vị chi phí bất biến, 0,3 đơn vị chi phí khả biến và 0,1 đơn vị lợi nhuận ròng. Khi tổn thất xảy ra dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn thì chủ doanh nghiệp không phải gánh chịu tổn thất của cả một đơn vị doanh thu đó chỉ phải gánh chịu 0,4 đơn vị chi phí cố định và lợi nhuận ròng vì doanh thu giảm thì chi phí biến đổi cũng giảm tương ứng. Nếu chủ doanh nghiệp tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thì người bảo hiểm chỉ cần bồi thường 0,4 đơn vị là đủ để có thể đưa người được bảo hiểm về vị trí tài chính mà lẽ ra người đó có nếu như tổn thất không xảy ra.

Tuy nhiên, đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy không những đồng ý bồi thường cho phần lợi nhuận gộp thiệt hại mà còn bồi thường cả phần chi phí hoạt động gia tăng.

 Chi phí hoạt động gia tăng là những khoản chi cần thiết, hợp lý nhằm tối thiểu số hoá thiệt hại về lợi nhuận gộp. Nếu hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng đầy đủ và khoản chi không vượt quá con số xác định bằng cách lấy tỷ lệ lợi nhuận gộp nhân với doanh số được phục hồi nhờ bỏ ra chi phí đó thì chi phí hoạt động gia tăng này sẽ được bảo hiểm toàn bộ. Hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy không giới hạn bất cứ khoản chi phí nào bởi không ai có thể dự đoán trước chính xác những khoản chi phí cần thiết, hợp lý cần phải thực hiện sau khi xảy ra tổn thất.

Đối với một khiếu nại bồi thường có giá trị lớn, khoản chi phí hoạt động gia tăng thường chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Khoản chi giúp chủ doanh nghiệp tối thiểu hoá thiệt hại lợi nhuận gộp hay chính là tối thiểu hoá số tiền bồi thường của người bảo hiểm.

Số tiền có thể được bồi thường theo đơn bảo hiểm này là  Đối với thiệt hại về lợi nhuận gộp:

Là số tiền được tính toán bằng cách lấy tỷ suất lợi nhuận gộp nhân với hiệu số giữa doanh thu có thể đạt được nếu không xảy ra tổn thất trừ đi doanh thu thực sự đạt được trong thời hạn bồi thường.

Thông thường tỷ lệ lợi nhuận gộp thường được giả định là không đổi qua các năm, đó là một giả định có thể chấp nhận được và tương đối hợp lý. Nhưng thực tế tỷ lệ này có thể thay đổi do ảnh hưởng của các sự kiện không lường trước được… Do đó trong đơn bảo hiểm thườngcó các điều khoản ghi chú thểm rằng trong một số trường hợp ngoại lệ tỷ lệ lợi nhuận gộp cũng như giá trị thiệt hại về doanh thu có thể được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

 Đối với chi phí hoạt động gia tăng:

Là khoản chi phí tăng thêm cần thiết và hợp lý nhằm tránh hoặc hạn chế việc giảm doanh thu mà nếu không có khoản chi này thì không tránh khỏi giảm doanh thu hoặc gia tăng hơn. Nhưng số tiền bồi thường cho phần chi phí này không vượt quá số tiền tính được bằng cách lấy tỷ suất lợi nhuận gộp nhân với doanh số được phục hồi nhờ bỏ ra chi phí đó.

Điều kiện được bảo hiểm.

 Để được bảo hiểm người được bảo hiểm phải:

1. Trong trường hợp xảy ra một thiệt hại nào đó có thể sẽ được bồi thường theo đơn bảo hiểm này người được bảo hiểm sẽ:

Thông báo ngay cho nhà bảo hiểm.

Có trách nhiệm và được phép thực hiện những hành động hợp lý để giảm thiểu hoặc kiểm tra sự ngừng trệ hoặc ảnh hưởng có thể xảy ra cho doanh nghiệp để tránh và giảm thiểu tổn thất.

2. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại nào đó có thể hoặc sẽ được bồi thường theo đơn bảo hiểm này người được bảo hiểm sẽ dùng chi phí của mình:

Cung cấp bằng văn bản các chi tiết khiếu nại cùng với chi tiết của các đơn bảo hiểm khác cho toàn bộ hoặc một phần của thiệt hại này.

Cung cấp cho nhà bảo hiểm sổ sách kế toán , chứng từ hoá đơn , bảng tổn kết tài sản và các tài liệu thông tin bằng chứng mà nhà bảo hiểm có thể kiểm tra hoặc điều chỉnh khiếu nại nếu cần.

- Bước 1: Xác định tỷ lệ lợi nhuận gộp trong doanh thu (dựa vào báo cáo tài chính các năm trước).

- Bước 2: Xác định thiệt hại về doanh thu: So sánh doanh thu trong thời gian bồi thường với doanh thu trước khi xảy ra thiệt hại.

- Bước 3: Xác định thiệt hại về lợi nhuận gộp.

Thiệt hại về lợi = Tỷ lệ lợi nhuận gộp × Thiệt hại

nhuận gộp về doanh thu

Thiệt hại = Doanh thu lẽ ra Doanh thu thực tế về doanh thu thực hiện được thực hiện được

- Bước 4: Xác định phần chi phí hoạt động gia tăng cần thiết hợp lý nhằm ngăn ngừa hạn chế tổn thất xảy ra thêm.

- Bước 5: Xác định khoản chi phí tiết kiệm được(Tức là các khoản chi không phải tiếp tục trả do hậu quả của vụ cháy).

- Bước 6: Xác định số tiền bồi thường.

Số tiền = Giá trị thiệt + Chi phí hoạt -- Các khoản chi bồi thường hại lợi nhuận gia tăng tiết kiệm được

gộp

Ngoài ra, khi tham gia bảo hiểm dưới giá trị tức số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị xác định được bằng cách lấy tỷ lệ lợi nhuận gộp nhân với doanh thu hàng năm thì số tiền bảo hiểm cũng giảm đi một tỷ lệ tương ứng.

Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ sau:

Xét một đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thông thường, không có đặc điểm đặc biệt về nghành nghề kinh doanh, hoạt động kinh doanh diễn ra đều đặn trong năm.

Giả sử :

Đơn vị USD

Doanh thu năm trước : 1.000.000

Lợi nhuận gộp năm trước khi xảy ra hoả hoạn : 250.000 Doanh thu 12 tháng trước khi xảy ra hoả hoạn:

Tháng 9 : 120.000

Tháng 10 : 125.000

Tháng 12 : 110.000 Tháng 1 : 65.000 Tháng 2 : 65.000 Tháng 3 : 50.000 Tháng 4 : 60.000 Tháng 5 : 65.000 Tháng 6 : 70.000 Tháng 7 : 85.000 Tháng 8 : 95.000 Tổng cộng: 1.040.000

Hoả hoạn xảy ra vào ngày 1/9 dẫn đến gián đoạn kinh doanh kéo dài 9 tháng dù thời hạn phục hồi tài sản thiệt hại chỉ trong vòng 3 tháng.

Doanh thu của 9 tháng sau cháy là :

Tháng 9 : 0 Tháng 10 : 50.000 Tháng 11 : 50.000 Tháng 12 : 65.000 Tháng 1 : 45.000 Tháng 2 : 45.000 Tháng 3 : 40.000 Tháng 4 : 45.000 Tháng 5 : 60.000 Tổng cộng: 400.000

Thời hạn bồi thường tối đa là : 12 tháng

Số tiền bảo hiểm cho lợi nhuận gộp ước tính đạt được

bao gồm cả lương trả cho công nhân viên là : 300.000 Chi phí hoạt động gia tăng doanh nghiệp phải chi ra nhằm

tối thiểu hóa thiệt hại doanh thu trong thời hạn bồi thường : 75.000

(bao gồm chi phí thuê nhà tạm trong khi tài sản của doanh nghiệp đang trong quá trình sửa chữa, tiền công trả cho công nhân làm thêm giờ và một số chi phí khác).

Trong thời hạn bồi thường chi phí tiết kiệm được : 27.500 (khoản tiền thuê tài sản tiết kiệm được do không thể thuê được tài sản).

- Bước 1: Xác định tỷ lệ lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp được đảm bảo Tỷ lệ lợi nhuận gộp =

Doanh thu 250

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = = 0.25

100.000

- Bước 2: Xác định giá trị thiệt hại về doanh thu:

Tháng Doanh thu Doanh thu Thiệt hại về

trước cháy sau cháy doanh thu

Tháng 9 120.000 0 0 Tháng 10 125.00 50.000 75.000 Tháng 11 130.000 50.000 80.000 Tháng 12 110.000 65.000 45.000 Tháng 1 65.000 45.000 20.000 Tháng 2 65.000 45.000 20.000 Tháng 3 50.000 40.000 10.000 Tháng 4 60.000 45.000 15.000 Tháng 5 65.000 60.000 5.000 Tổng cộng 790.000 400.000 390.000

Nếu người được bảo hiểm cung cấp những bằng chứng thích đáng chứng minh rằng, do ảnh hưởng của lạm phát và tốc độ tăng trưởng doanh thu thì doanh thu có thể đạt được trong thời hạn bồi thường phải cao hơn doanh thu thu được tương ứng với thời hạn bồi thường.

Doanh thu lẽ ra thực hiện được ước tính là: 825.000

Doanh thu thực tế đạt được trong thời hạn bồi thường là: 400.000

Khi đó thiệt hại doanh thu thực tế không chỉ là 390.000 mà sẽ là kết quả của phép tính:

Thiệt hại = Doanh thu lẽ ra -- Doanh thu thực tế về doanh thu thực hiện được thực hiện được

= 825.000 -- 400.000

- Bước 3: Xác định thiệt hại về lợi nhuận gộp.

Người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều nhất trí cho rằng không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ có sự thay đổi tỷ lệ lợi nhuận gộp hay nói cách khác tỷ lệ lợi nhuận gộp không thay đổi. Khi đó ta có:

Thiệt hại về lợi = Tỷ lệ lợi nhuận gộp × Thiệt hại

nhuận gộp về doanh thu

= 0.25×425.000 = 106.25

- Bước 4: Xác định chi phí hoạt động gia tăng được bảo hiểm. Chi phí hoạt động gia tăng là: 75.000

Theo số liệu ban đầu ta có: Tỷ lệ lợi nhuận gộp ×doanh số được phục hồi nhờ bỏ ra chi phí này = 25% × 300.000 = 75.000

Ta thấy chi phí hoạt động gia tăng là 75.000, không lớn hơn khoản lợi nhuận gộp được bảo hiểm nên khoản chi phí này được bảo hiểm đầy đủ.

- Bước 5: Chi phí tiết kiệm được: 27.500 - Bước 6: Xác định số tiền bồi thường

Số tiền = Giá trị thiệt + Chi phí hoạt -- Các khoản chi bồi thường hại lợi nhuận gia tăng tiết kiệm được

gộp

= 106.25 + 75.000 + 27.500

= 153.750

Bước tiếp theo chúng ta phải xác định xem đơn bảo hiểm trong trường hợp này là đủ giá trị hay không đủ giá trị.

Nếu lợi nhuận gộp lẽ ra đạt được trong thời hạn bồi thường tối đa bằng số tiền bảo hiểm thì đơn bảo hiểm đó là đơn bảo hiểm đủ giá trị. Số lợi nhuận gộp này được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận gộp lẽ = Tỷ lệ lợi nhuận gộp × Doanh thu lẽ ra

ra đạt được trong thu được trong

thời hạn bồi thường thời hạn bồi

thường Ta có:

Doanh thu 12 tháng trước khi xảy ra hoả hoạn : 1.040.000 Doanh thu lẽ ra thu được trong 12 tháng nếu hoạt

động kinh doanh diễn ra bình thường ( được xác định dựa doanh thu 12 tháng trước khi xảy ra tổn thất có sự điều chỉnh với tốc độ tăng trưởng doanh thu và ảnh hưởng

của lạm phát ) : 1.086.000

Lợi nhuận gộp lẽ ra đạt được = 0.25 × 1.086.000 trong thời hạn bồi thường

= 272.000

Theo giả sử ban đầu thì số tiền bảo hiểm là : 300.000 $

Đơn bảo hiểm này là đơn bảo hiểm hơn giá trị. Hay nói cách khác, số thiệt hại lợi nhuận gộp 153.750 $ sẽ được bồi thường 100%.

Khi khoản thiệt hại lợi nhuận gộp được nhà bảo hiểm bồi thường thì người được bảo hiểm được đưa về vị trí tài chính lẽ ra người đó phải có nếu không xảy ra hoả hoạn làm gián đoạn kinh doanh .

Có thể tóm tắt như sau:

Doanh thu lẽ ra đạt được 1.086.000

Tỷ lệ lợi nhuận gộp 25%

Lợi nhuận lẽ ra thực hiệnđược: 272.000 Doanh thu thực tế đạt được trong 12 tháng 665.000

Tháng 9 : 0 Tháng 10 : 50.000 Tháng 11 : 50.000 Tháng 12 : 65.000 Tháng 1 : 45.000 Tháng 2 : 45.000 Tháng 3 : 40.000 Tháng 4 : 45.000 Tháng 5 : 60.000 Tháng 6 : 70.000 Tháng 7 : 85.000 Tháng 8 : 95.000 665.000

Tỷ lệ lợi nhuận gộp 25% Lợi nhuận gộp thực tế đạt được trong 12 tháng 166.250

(= 25% ×665.000 ) +

Chi phí tiết kiệm được 27.500

-

Chi phí hoạt động gia tăng 75.000

Số lợi nhuận gộp thu được 193.750

trong 12 tháng +

Số tiền được bồi thường theo hợp đồng 153.750

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w