Yêu cầu: HS nghe và viết chính xác đoạn 2 bài Cuộc chạy đua trong rừng.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 3 TUẦN 28.THOA (Trang 30)

II. Hoạt động dạy học:

A/ Yêu cầu: HS nghe và viết chính xác đoạn 2 bài Cuộc chạy đua trong rừng.

- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp. B/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết:

- Đọc đoạn 2 bài Cuộc chạy đua trong

rừng.

- Gọi 2HS đọc lại.

- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn nói điều gì ?

+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả.

* Đọc cho HS viết bài vào vở.

* Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến.

IV. Hoạt động nối tiếp

Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng.

- Nghe GV đọc bài. - 2 em đọc lại.

- Cả lớp đọc thầm và trả lời: + Lời khuyên của Ngựa Cha.

+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật.

- Tập viết các từ dễ lẫn. - Nghe - viết bài vào vở.

- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.

---

Bài: TIẾNG VIỆT NÂNG CAO A/ Yêu cầu: - Củng cố, nâng cao về biện pháp nhân hóa. - Giáo dục HS chăm học.

B/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT:

- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:

Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào

chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau:

Nhân hóa là biện pháp gán cho động

vật, ... (không phải người) những tình cảm, hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.

Bài 2: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa

để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm:

a) Mặt trời chiếu những tia nắng oi bức xuống cánh đồng khô hạn.

b) Mỗi khi có gió thổi, cây bạch đàn ở

- Cả lớp tự làm BT vào vở.

- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.

Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật,

thực vật, đồ vật ...(không phải người)

những tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.

a) Ông Mặt Trời ném những tia nắng lửa xuống cánh đồng đang khát nước.

b) Mỗi khi chị gió lướt qua, anh Bạch Đàn lại vầy tay chào.

sân trường em lại xào xạc lá.

c) Kim giờ, kim phút chạy chậm, kim giây chạy thật nhanh.

Bài 3: Dùng câu hỏi Để làm gì ? để hỏi

cho bộ phận câu in nghiêng trong từng câu dưới đây:

a) Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn

giặc trông thấy thì kinh hồn.

b) Nhiều lần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để

nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác.

c) Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để thuyết phục các em

trở về với gia đình.

- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.

IV. Hoạt động nối tiếp

Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.

c) Bác Kim giờ, Kim phút chậm chạp đi từng bước ; còn anh Kim giây thì chạy vun vút như vận động viên.

a) Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp để làm gì ?

b) Nhiều lần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để

làm gì ?

c) Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?

---

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

A/ Yêu cầu : - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao

nhi đồng.

- Chơi trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến".

B/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Tổ chức cho HS ôn tập:

- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập.

- Giao nhiệm vụ cho lớp.

- Theo dõi, uốn nắn cho các em.

* Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Hoàng

Anh - Hoàng Yến".

- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.

- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ...

- Nêu tên trò chơi.

- Phổ biến cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức.

- Nhận xét , tuyên dương những em thắng cuộc.

IV. Hoạt động nối tiếp

Về nhà luyện tập thêm.

- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.

======================================================

---

Tiết 4: Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TIẾT 1) A/ Mục đích yêu cầu:

- Học sinh biết làm cái đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. - Làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật. - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi.

B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu đồng hồ để bàn.

- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu ...

C/ Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá.

2.Bài mới:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 3 TUẦN 28.THOA (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w