Các giải pháp – hướng khắc phục công tác kiểm tra ở các doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị học chức năng kiểm tra trong quản trị (Trang 27)

II. NỘI DUNG

3. Các giải pháp – hướng khắc phục công tác kiểm tra ở các doanh nghiệp tạ

nghiệp tại Việt Nam

Nhằm chấn chỉnh những bất cập trong quy định về kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp, các thanh tra đã tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu, cách thức quản lý...

Ngoài ra, phía doanh nghiệp cũng còn hạn chế về hiểu biết pháp luật thanh tra, không ít doanh nghiệp có hiện tượng vi phạm pháp luật, nhất là doanh nghiệp nào có sai phạm nghiêm trọng lại càng sợ thanh tra, kiểm tra và do đó không có phản ứng lại đối với những việc làm sai trái, hành vi tiêu cực của cán bộ thanh, kiểm tra.

Do đó, để khắc phục tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, giảm tần suất thanh tra, cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Kiểm tra phải khách quan, chính xác, dựa trên những tiêu chuẩn rõ ràng. + Kiểm tra phải phù hợp với các đặc điểm, hình thức của doanh nghiệp.

+ Tăng cường việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kiểm tra. Việc kiểm tra phải đảm bảo tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp thông qua việc phát hiện, đánh giá và xử lý nhanh các vấn đề phát sinh, giảm phiền hà cho doanh nghiệp.

+ Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần rà soát lực lượng cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra để xác định khả năng chuyên môn khi tiến hành kiểm tra doanh nghiệp. Xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp; cố ý làm trái những quy định, quy trình công tác để vụ lợi.

+ Các cơ quan chức năng cao cần tuyên truyền cho các doanh nghiệp nắm rõ các

quy định của pháp luật về kiểm tra vì công tác kiểm tra của các cấp, các ngành phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm tra và đã được các cấp, các ngành phê duyệt kế hoạch từ trước đó; khi tiến hành kiểm tra phải có quyết định của người có thẩm quyền. Các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định này để có những phản ánh đúng và kịp thời với cơ quan chức năng.

Tiểu luận Quản trị học GVHD: Nguyễn Thị Bích Ngọc

KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT

Kiểm tra là chức năng quan trọng không thể thiếu ở bất kì doanh nghiệp nào. Có thể nói, kiểm tra có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển của doanh nghiệp. Kiểm tra giúp doanh nghiệp đánh giá các tiêu chuẩn đề ra, những mục tiêu mà các doanh nghiệp đã đạt được hay chưa đạt được. Đồng thời, kiểm tra giúp các doanh nghiệp nhận biết được những sai lệch, nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong quá trình hoạt động từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc quá trình hoạt động đó. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ khắc phục những nguyên nhân đó và đưa ra các biện pháp hay chính sách phù hợp cho công ty. Chính vì vậy, kiểm tra được áp dụng hầu hết trong công tác quản lý của các doanh nghiệp. Ở nước ta, chức năng kiểm tra này cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Tiểu luận Quản trị học GVHD: Nguyễn Thị Bích Ngọc

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị học (Đại học Công Nghiệp TP.HCM)- PGS-TS Nguyễn Minh Tuấn, Ths. Phạm Đình Tịnh. Năm 2012.

2. Internet: +http://baodientu.chinhphu.vn/Doi-song/Quan-ly-dau-vao-de-dam-bao- VSATTP-hang-hoa-tai-sieu-thi/204532.vgp +https://voer.edu.vn/c/kiem-tra-trong-quan-tri/28562d8b/91fdd200 +http://www.baomoi.com/Nhung-su-co-de-doi-cua-sieu-thi-Big C/50/13194417.epi + http://wcag.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=35735 + http://www.dankinhte.vn/7-nguyen-tac-kiem-tra-cua-nha-quan-tri/

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị học chức năng kiểm tra trong quản trị (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)