Nguyên nhân tồn tại:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHNo &PTNN HÀ NỘI. (Trang 30 - 33)

1. Nguyên nhân khách quan.

a. Thiếu một thị trường hối đoái hoàn chỉnh.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ muốn mở rộng và phát triển hơn nữa thì phải có một nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một thị trường hối đoái hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ ở giai đoạn sơ khai là thị trường giao dịch ngoại tệ và thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Hơn nữa, đối tượng tham gia trên thị trường này còn rất hạn chế, chủ yếu là các NHTM. Hiện nay tầng lớp dân cư còn tồn đọng một lượng ngoại tệ khá lớn. Nếu đối tượng này tham gia trên thị trường thì sẽ thu hút được một bộ phận lớn dân cư tham gia vào thị trường này, từ đó hạn chế được các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường “ chợ đen”.

b/ Thiếu một thị trường tiền tệ hoàn hảo.

Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư các khoản đầu tư ngắn hạn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu… Nhưng điều quan tâm hàng đầu của họ là tính lỏng mà họ đang nắm giữ. Chính vì vậy, chỉ khi nào các chứng khoán đó được chuyển đổi tự do trên thị trường tiền tệ thì mới hấp dấn các nhà đầu tư chuyển ngoại tệ sang VND để mua chứng khoán. Nhờ đó hoạt động mua bán, vay mượn ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mới có thể phát triển sâu rộng và hoàn chỉnh hơn.

c/ Việc can thiệp của NHNN quá sâu vào thị trường ngoại hối làm cho các NHTM mất quyền chủ động trong việc đảm bảo nguồn ngoại tệ của mình. Việc can thiệp của NHNN đôi khi còn mang tính hành chính.

d/ Trình độ nhận thức của người dân về thị trường ngoại hối còn hạn chế. Ngay cả các DN Việt Nam cũng chỉ quen với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay mà rất ít mua bán kỳ hạn, họ để mặc rủi ro về tỷ giá. Do vậy, các NH khó có thể mở rộng các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ vốn có của thị trường ngoại hối như mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn…

2. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất là, hiện nay chi nhánh vẫn chưa có phòng kinh doanh ngoại tệ

riêng biệt. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ mới chỉ là một mảng kinh doanh của phòng Kế hoạch Nguồn vốn nên chưa có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ hai là, mặc dù chi nhánh đã trang bị một số máy móc phục vụ cho hoạt

động kinh doanh ngoại tệ như: màn hình Reuters, máy fax, vi tính…song so với yêu cầu của một thị trường hối đoái hoàn chỉnh và hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì chi nhánh cần đầu tư hơn nữa.

Thứ ba là, ý thức chấp hành của các chi nhánh còn yếu, đã có biểu hiện

chấp hành không nghiêm các quy định về mua bán ngoại tệ của NHNN và hướng dẫn của NHNo. Trong chỉ đạo điều hành, một số chi nhánh đã thiếu cụ thể, thiếu các biện pháp kiểm tra, kiểm soát do hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng nhận đoán rủi ro và thiếu thông tin trên thị trường.

Thứ tư là, hạn chế trong tư tưởng nhận thức của đội ngũ cán bộ.

Xuất phát từ hạn chế trong tư tưởng của một số đồng chí lãnh đạo do chưa nhận thức đúng vai trò của hoạt động ngoại tệ, chưa có chiến lược triển khai các nghiệp vụ ngoại tệ vì mục tiêu phát triển các hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng và của NHNo noí chung, chưa chú ý khai thác nguồn vốn ổn định và khép kín chu trình đầu tư phục vụ khách hàng.

Thứ năm là, hạn chế trong trình độ cán bộ và năng lực nghiệp vụ:

Năng lực cán bộ của NHNo trong lĩnh vục hoạt động ngoại tệ còn han chế do chưa được đào tạo bài bản kiến thức về các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, thiếu hiểu biết về luật quốc tế, chưa kể đến khả năng ngoại ngữ. Phong cách giao dịch thua kém rất nhiều so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kể cả ngân hàng ngoại thương và nhiều NHTM cổ phần.

Thứ sáu là, hạn chế về sản phẩm.

So với nhiều Ngân hàng thương mại khác (Ngân hàng Ngoại thương,các Ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và một số Ngân hàng cổ phần như ACB…), các sản phẩm dịch vụ về ngoại tệ của chi nhánh còn nhiều hạn chế.

- Đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối và tiền tệ của chi nhánh còn ở mức sơ khai, các sản phẩm phái sinh như hoán đổi, quyền chọn, tương lai…(swap, option, future…) còn là những khái niệm tương đối mới mẻ không chỉ với chi nhánh mà ngay cả cấp trung ương.

- Đối với hoạt động huy động tiết kiệm và chi trả kiều hối: chi nhánh thiếu sự linh hoạt và kết hợp giữa các mặt nghiệp vụ để đưa ra những sản phẩm cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng, ví dụ: kết hợp huy động tiết kiệm với kinh doanh ngoại tệ bằng sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ tự chọn (khách hàng gửi tiết kiệm bằng USD có thể chuyển đổi số dư tiết kiệm sang ngoại tệ khác hoặc ngược lại) là sản phẩm mà Vietcombank cung cấp từ đầu năm 2004.

- Đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các Ngân hàng nước ngoài có quy mô hoạt động toàn cầu có nhiều lợi thế trong thanh toán hàng xuất khẩu nên thông thường thời gian đòi tiền nhanh hơn, tiết kiệm được chi phí. Qua theo dõi thì phần lớn khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế với chi nhánh đềulà khách hàng nhập khẩu (chi nhánh phải đáp ứng ngoại tệ thanh toán), còn khách hàng có nguồn thu xuất khẩu chr yếu quan hệ với Ngân hàng Ngoại thương

hoặc Ngân hàng nước ngoài. Trong nhiều năm chi nhánh luôn mất cân đối trong thanh toán XNK, thường trong tình trạng nhập siêu.

Nhìn chung, thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Hà Nội được đánh giá là có hiệu quả và khá thành công. Để đạt được những thành tựu đó, ngoài việc nâng cao trình độ nghiệp vụ đòi hỏi nỗ lực phấn đấu cao của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Muốn hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo phát triển, có vị trí và tầm quan trọng xứng đáng trong tổng thể hoạt động của một NHTM hiện đại trong thế kỷ 21, thì tất cả những hạn chế trên trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi cần phải giải quyết, khắc phục bởi chính ngân hàng và các cơ quan của Nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHNo &PTNN HÀ NỘI. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w