Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trong các trường tiểu học của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 120)

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục tăng đầu tư và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các đề án hỗ trợ phát triển giáo dục ở các vùng khó khăn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các

nguồn vốn nước ngoài, các nguồn vốn phi chính phủ đến với vùng cao, miền núi để hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường CSVC cho các nhà trường;

- Kiến nghị với nhà nước tiếp tục tăng cường mức đầu tư ngân sách nhà nước cho các hoạt động giáo dục bậc Tiểu học tại các tỉnh miền núi;

- Tiếp tục có những chính sách hợp lý, các chương trình chiến lược (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục Tiểu học tại các tỉnh miền núi;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục, từ cơ quan trung ương tới các địa phương, các cơ sở giáo dục nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và thuận lợi cho người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục ở các cấp;

- Triển khai đề án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm đảm bảo mọi người đều được học hành, huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục.

2.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang

- Tiếp tục đề xuất với HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết thuộc nhóm cơ chế chính sách đối với công tác GD&ĐT của tỉnh. Trong đó tập trung vào giải quyết một số vấn đề cơ bản về hệ thống điện, đường, trường, trạm. Cơ chế thu, mức thu học phí, phát triển mô hình trường PTDT bán trú, trường bán trú dân nuôi để khuyến khích con em các dân tộc đi học;

- Khẩn trương có văn bản hướng dẫn thực hiện để đưa tinh thần Nghị định 115/2010/NĐ-CPNĐ, ngày 24/12/2010 của Chính phủ về quy định quản lý nhà nước về giáo dục và Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ GD&ĐT, Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, TP

trực thuộc TW, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh đi vào thực tiễn.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT Hà Giang

- Hoàn thiện cơ chế kết hợp biên chế và hợp đồng trong các trường theo hướng mở rộng diện tuyển GV, giảng viên theo chế độ hợp đồng; xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý cho GV, giảng viên kiêm nhiệm, GV, giảng viên hợp đồng để khắc phục những bất cập hiện nay về số lượng và cơ cấu đội ngũ. Khắc phục những phân biệt về chế độ chính sách giữa nhà giáo trong biên chế và nhà giáo làm việc theo hợp đồng;

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các lớp bồi dưỡng về việc nâng cao năng lực quản lý và phát triển chất lượng đội ngũ CBQL thuộc các trường tiểu học;

- Tăng cường trang thiết bị CSVC và trang thiết bị dạy học cho các đơn vị trường tiểu học.

2.4. Đối với UBND huyện Bắc Quang

- Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước, ban hành các chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn;

- Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, CSVC để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo dục;

- Tăng cường đầu tư ngân sách để xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học, nhà lưu trú GV, học sinh.

2.5. Đối với phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang

- Thường xuyên rà soát, đánh giá các cơ sở giáo dục và CBQL các nhà trường. Tham mưu kịp thời cho UBND huyện đảm bảo các nguồn lực cho nhà trường;

- Đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả, chất lượng các đề án liên quan đến công tác cán bộ giai đoạn 2010 – 2020; đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 – 2015; đề án quy hoạch tổng thể về quy hoạch phát triển mạng lưới các trường tiểu học trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2020 và những năm tiếp theo;

- Tạo điều kiện thuận lợi đối với việc học tập nâng cao trình độ của CBQL; thường xuyên phối kết hợp mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ tại các nhà trường theo Chuẩn nghề nghiệp.

2.6. Đối với UBND các xã của Bắc Quang

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình giành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh ;

- Tăng cường hỗ trợ nguồn ngân sách địa phương dành cho phát triển giáo dục;

- Tăng cường công tác chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, công tác xã hội hóa giáo dục.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục;

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai – khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000;

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư – khóa XI, về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu - khóa IX;

5. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 về kết luận của Bộ Chính trị trong việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

6. Bộ Chính trị, Quyết định số 51-QĐ/TW ngày 03/5/1999 Về việc ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ;

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 đến 2020;

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 18/1998/TT-BGD&ĐT về Hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ;

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về ban hành Điều lệ trường tiểu học

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư liên tịch số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 quy định Chuẩn hiệu trưởng trường Tiểu học;

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ;

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 22/2003/CT-BGDĐT ngày 05/6/2003 quy định về việc bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục hàng năm;

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn số 5875/BGDĐT-TCCB ngày 11/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại CBQL, viên chức không trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập;

14. Nguyễn Phúc Châu (2006), Quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự trong nhà trường, Bài giảng trong học phần Quản lý nhà trường, Học viện quản lí giáo dục;

15. Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam từ năm 2009 đến năm 20

16. Chính phủ, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

17. Chính phủ, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

18. Chính phủ, Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI;

20. Hồ Ngọc Đại, Giải pháp giáo dục, NXB Giáo dục, 1991;

21. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1986;

22. Huyện ủy Bắc Quang (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX nhiệm kỳ 2010 – 2015;

23. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, Nghị quyết số: 16/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của HĐND tỉnh về phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020; 24. Nguyễn Đình Hương, Những vấn đề cơ bản của Giáo dục học hiện đại,

NXB Giáo dục, 1998;

25. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1998;

26. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995;

27. Hồ Chí Minh, Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945; 28. Lê Phước Minh, Kinh tế học giáo dục, NXB thế giới, Hà Nội 2010;

29. Leonard Nadle, Quản lý nguồn nhân lực NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1996;

30 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Quang (2009), Kế hoạch phát triển tổng thể đội ngũ CBQL, GV, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Quang, giai đoạn 2010 – 2015;

31. Bùi Văn Quân (2006), Chính sách khoa học chiến lược giáo dục, Tập bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD, ĐHSP Hà Nội; 32. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005;

33. Tỉnh ủy Hà Giang (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 -2015;

34. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia Hà Nội, Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001);

35. Từ điển bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn từ điển, Hà Nội,1995; 36. Từ điển Tiếng Việt, Ủy ban khoa học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1997;

37. Nguyễn Quang Uẩn (2006), Quản lý nhân sự, Tập bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD,ĐHSP Hà Nội.

38. UBND huyện Bắc Quang (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH huyện Bắc Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Phụ lục 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã, CBQL phòng GD&ĐT, chuyên viên phòng GD&ĐT; CBQL và tổ trưởng,

tổ phó, trưởng, phó các đoàn thể trong trường tiểu học)

Hà Giang, ngày …… tháng ….. năm 2011

Xin ông (bà) vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân dưới đây:

1. Họ và tên: ...

2. Chức vụ – Nơi công tác: ...

3. Địa chỉ liên hệ: ...

4. Điện thoại (nếu có): ...

Nhằm đánh giá đúng thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trong các trường tiểu học của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, để từ đó đề xuất được các giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác này. Xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình theo các tiêu chí đánh giá trong bảng dưới đây (đánh dấu X vào cột tương ứng với ý kiến đánh giá của mình):

1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện Đã làm rất tốt Đã làm tốt Bình thường Làm chưa tốt

1 Xác định mục tiêu đào tạo bồi dưỡng mang tính khả thi

2 Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng bằng nhiều hình thức

3 Có kế hoạch cử CBQL tiếp tục bồi dưỡng chương trình cao hơn

4

Xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách khuyến khích CBQL đi đào tạo, bồi dưỡng

5 Sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL sau khi họ kết thúc chương trình bồi dưỡng

TT Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện Đã làm rất tốt Đã làm tốt Bình thường Làm chưa tốt

1 Xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL tiểu học

2 Thực hiện công tác bổ nhiệm lại đúng quy định

3

Thực hiện đúng quy định đã được nhà nước và ngành Giáo dục quy định phù hợp với hoàn cảnh của huyện

4

Việc bổ nhiệm lại đã khích lệ được đội ngũ CBQL mang hết khả năng thực hiện nhiệm vụ

5 Bổ nhiệm lại CBQL hợp lý đúng nguyện vọng và hoàn cảnh.

6

Đã thực hiện tốt công tác rà soát, phân loại, đánh giá CBQL để thực hiện bổ nhiệm lại

3. Thực trạng công tác luân chuyển CBQL trường tiểu học

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện Đã làm rất tốt Đã làm tốt Bình thường Làm chưa tốt 1

Đã bám sát vào công tác quy hoạch và kết quả đánh giá CBQL trong quy hoạch; bảo đảm giúp CBQL nhà trường có điều kiện phát huy năng lực, sở trường của cá nhân

2

Đảm bảo dân chủ, công khai, tạo sự thống nhất cao trong tập thể; tăng cường sự ổn định và đoàn kết trong đơn vị

3 Đã được thực hiện thường xuyên, phá bỏ tâm lý cục bộ, địa phương, ngại thay đổi

4

Tạo điều kiện tăng cường cán bộ cho một số đơn vị, nhất là những đơn vị có điều kiện làm việc khó khăn, phức tạp

5 Đã thực hiện tốt công tác rà soát, phân loại, đánh giá CBQL để thực hiện luân chuyển

4. Thực trạng công tác miễn nhiệm CBQL trường tiểu học

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện Đã làm rất tốt Đã làm tốt Bình thường Làm chưa tốt 1

Miễn nhiệm CBQL nhà trường là một trong những biện pháp nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục

2

Thực hiện tốt công tác rà soát, phân loại, đánh giá CBQL để làm căn cứ miễn nhiệm đối với số CBQL không đạt yêu cầu

3

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, nhằm xóa bỏ tư tưởng cấu kết cục bộ, ỷ lại

4 Tạo điều kiện hơn nữa cho tập thể, quần chúng được tham gia vào công tác đánh giá CBQL

5. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại CBQL trong các trường tiểu học

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện Đã làm rất tốt Đã làm tốt Bình thường Làm chưa tốt 1

Có chủ trương của Sở, phòng GD&ĐT đối với công tác thanh tra, kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục của GV

2 Có kế hoạch thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục của GV 3 Nội dung, cách thức thanh tra, kiểm tra – đánh giá

bao phủ được các hoạt động giáo dục của GV 4 Có điều chỉnh phù hợp bằng các Quyết định quản

lý sau thanh tra, kiểm tra – đánh giá

5 Công tác thanh tra, kiểm tra – đánh giá thực sự thúc đẩy được các hoạt động giáo dục của GV

6. Thực trạng tạo động lực và môi trường làm việc đối với đội ngũ CBQL trường tiểu học

TT Nội dung đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trong các trường tiểu học của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 120)