Bảng 2.5. Bảng số lượng xe buýt qua các năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe bus tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 (Trang 28)

chỗ

1 Cty CP GTVT Quảng Nam Cổ phần Quảng Nam 4, 6 14 39-50

2 Cty TNHH DVVT và KDTH Đại Lộc

Tư nhân Quảng Nam 3 3 40

3 HTX vận tải thuỷ bộ và du lịch Hội An HTX Quảng Nam 1 9 35-50 4 HTX vận tải và KDTH Tam Kỳ HTX Quảng Nam 4 8 39-50

5 Cty CP Vận tải và Quản lý Bến ĐN Cổ phần Đà Nẵng 2 8 25-29 6 Cty CP Xe khách và DVTM ĐN Cổ phần Đà Nẵng 1,3,4,6 23 50 7 HTX Dịch vụ Vận tải Hải Vân HTX Đà Nẵng 4,6 12 28-50

8 Cty TNHH Vận tải Đại Lộc Tư nhân Quảng Nam 3 2 50

9 HTX DVVT & KDTH Duy Xuyên

HTX Quảng Nam 6 5 50

(Nguồn: Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng)

Kí hiệu : + Tuyến 1 : Đà Nẵng ( Bến xe ĐN ) – Hội An + Tuyến 2 : KCN Hoà Khánh – Chợ Hàn

+ Tuyến 3 : Đà Nẵng ( Bến xe ĐN ) – Ái Nghĩa + Tuyến 4 : Đà Nẵng – Tam Kỳ

+ Tuyến 6 : Đà Nẵng( bến xe ĐN) – Mỹ Sơn

Ở đây ta không tính đến tuyến số 5 ( Siêu Thị - Kim Liên ) vì nó không đủ tiêu chuẩn theo xe buýt: Xe buýt chỉ có 9-12 chỗ trong khi tiêu chuẩn xe buýt 17 chỗ, dừng đón trả khách không đúng chỗ, không có trạm dừng….Nên những doanh nghiệp kinh doanh tuyến này không được tính là 1 doanh nghiệp chính thức kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt nên ta không đưa vào.

Mạng lưới tuyến

Hiện tại, dịch vụ xe buýt tại thành phố Đà Nẵng còn rất hạn chế, tổng cộng chính thức hoạt động là VTHKCC bằng xe buýt theo đúng tiêu chuẩn quy định tại nghị số 91/ 2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 khoản 2 điều là: “Xe buýt phải có sức chứa từ 17 chỗ ngồi trở lên , có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo quy chuẩn do bộ giao thông vận tải quy định và thông tư số 14/2010/TT- BGTVT ngày 24/6/2009 thì thực tế chính thức có 5 tuyến, trong đó :

+ Tuyến ( số 1, 3, 4 và 6 ) là xe buýt kế cận nối trực tiếp trung tâm thành phố với 4 thị xã ở Quảng Nam. Đối với tuyến số 1, 3 và 4 việc thành lập này là do yếu tố lịch sử để lại từ năm 1997 khi Đà Nẵng và Quảng Nam là một tỉnh gọi là Quảng Nam – Đà Nẵng. Ba tuyến này được phối hợp khai thác bởi các công ty và các HTX xe buýt đăng ký ở cả Đà Nẵng và Quảng Nam. Tuyến xe buýt số 6 Đà Nẵng – Mỹ Sơn mở ra thể hiện sự gắn bó, hỗ trợ giữa hai địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách, góp phần giảm tải trên tuyến Quốc lộ 1 và giảm thiểu tai nạn giao thông, đồng thời, đây là tuyến giao thông quan trọng kết nối thông suốt tuyến du lịch Đà Nẵng - Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.

+ 1 tuyến nội thành : tuyến số 2 ( KCN Hoà Khánh – Chợ Hàn).

Ngoài ra còn có còn có tuyến Kim Liên – Siêu Thị nhưng không được tính do không đủ tiêu chuẩn là tuyến xe buýt.

Lộ trình xe chạy của các tuyến

- Tuyến xe buýt Đà Nẵng ( Bến xe ĐN) - Hội An ( tuyến số 1)

+ Lượt đi : Bến xe Trung tâm Thành phố Đà Nẵng - Đường phía Đông bến xe Trung tâm - Đường phía Bắc bến xe Trung tâm - Tôn Đức Thắng - Điện Biên Phủ - Lê Duẩn - Trần Phú - Trưng Nữ Vương - Duy Tân - Cầu Nguyễn Văn Trỗi - Ngũ Hành Sơn - Lê Văn Hiến - Bến xe Hội An.

+ Lượt về : Bến xe đúng giờ Hội An - Lê Văn Hiến - Ngũ Hành Sơn - Cầu Nguyễn Văn Trỗi - Bạch Đằng - Phan Đình Phùng - Yên Bái - Lê Duẩn - Điện Biên Phủ - Tôn Đức Thắng - Đường phía Tây bến xe Trung tâm - Bến xe Trung tâm Thành phố Đà Nẵng.

+ Tuyến có 23 xe, Tần suất: 20 phút/ chuyến . Thời gian hoạt động: 5h 00 đến 18h 00.

- Tuyến KCN Hòa Khánh - chợ Hàn ( Tuyến số 2)

+ Khu Công nghiệp Hòa Khánh – Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ - Lý Thái Tổ - Hùng Vương – Trần Phú – Trần Quốc Toản – Bạch Đằng.

+ Tuyến có 8 xe hoạt động với tần suất 10 phút/chuyến (giờ cao điểm) và 15 phút/chuyến (giờ bình thường). Thời gian hoạt động từ 5h30-18h00

- Tuyến xe buýt Đà Nẵng ( Bến xe ĐN ) – Ái Nghĩa ( tuyến số 3)

+ Lượt đi: Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng - Tôn Đức Thắng- Điện Biên Phủ- Lý Thái Tổ- Hùng Vương- Ông Ích Khiêm- Hoàng Diệu- Trưng Nữ Vương- Núi Thành- Cánh Mạng tháng Tám- Hoà Câm- Quộc lộ 14B- Ngã ba Hoà Đông- Bệnh viện Bắc Quảng Nam- Ngã tư Ái Nghĩa- Bến xe Đại lộc.

+ Lượt về : giống như lộ trình từ Đà Nẵng đi Đại Lộc tính ngược lại điểm cuối đến điểm đầu.

+ Tuyến có 13 xe . Tần suất: 30 phút/ chuyến .Thời gian hoạt động 5h 30 đến 18h 30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyến Đà Nẵng – Tam Kỳ ( tuyến số 4)

+ Lượt đi : Nguyễn Tất Thành - Đường 3/2- Đống Đa.- Quang Trung- Trần Cao Vân- Hà Huy Tập- Điện Biên Phủ- Nguyễn Tri Phương- Nguyễn Hữu Thọ- Cánh Mạng Tháng Tám- Ông Ích Đường- Cầu Cẩm Lệ- Quốc lộ 1A- Phan Bội Châu- Phan Chu Trinh - Hòa Hương.

+ Lượt về : giống như lộ trình từ Đà Nẵng đi Tam Kỳ tính ngược lại điểm cuối đến điểm đầu.

+ Tuyến có 38 xe . Tần suất 20 phút/ chuyến. Thời gian hoạt động 5h 20 – 17h 50.

- Tuyến Đà Nẵng( bến xe ĐN) – Quảng Nam ( Mỹ Sơn ) ( tuyến số 6)

+ Lượt đi:Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng - Điện Biên Phủ- Lê Duẩn- Hoàng Hoa Thám- Hàm Nghi- Lê Đình Lý- Nguyễn Tri Phương- Trưng Nữ Vương- Duy Tân- Núi Thành- Cánh Mạng tháng Tám- Hoà Cầm- Quốc lộ 1A- Tỉnh lộ 610- Mỹ Sơn.

+ Lượt về : giống như lộ trình từ Đà Nẵng đi Mỹ Sơn tính ngược lại điểm cuối đến điểm đầu.

Những hạn chế trong mạng lưới tuyến xe buýt hiện có

+ Thực trạng hiện nay thành phố thiếu các tuyến xe buýt chính và thiếu các tuyến xe buýt vòng tròn nối các tuyến xe buýt dạng hướng tâm ( theo dạng mạng lưới mạng nhện). Thiếu các tuyến nhánh tập trung và tiếp chuyển hành khách từ các điểm tập trung dân cư đến các tuyến xe bus chính, các tuyến vận chuyển trong nội bộ từng khu vực dân cư lớn có nhu cầu đi lại thường xuyên và đặc biệt là thiếu hẳn các tuyến xe buýt đi vào các khu vực có mật độ giao thông cao nhưng đường hẹp…Mạng lưới tuyến xe buýt vừa ít, lại mỏng, không đồng bộ và thiếu sự liên thông, phát triển không theo quy hoạch, nên chưa thuận tiện đi lại cho hành khách. Các tuyến xe buýt hiện tại mới chỉ thu hút được nhu cầu đi lại của các thị dân ở hai bên trên các tuyến trục chính từ Bến xe đi vào trung tâm thành phố với bán kính từ 400 ÷ 500 mét, chưa thuận tiện cho thị dân ở cách xa hơn hoặc có nhu cầu đến các điểm cách xa tuyến.

+ Xe buýt chạy không đúng lịch trình ( bỏ chuyến, bỏ bến), đón trả khách bừa bãi. Tần suất xe chạy không cao ( tối đa là 10 phút / chuyến vào giờ cao điểm), thời gian hoạt động hằng ngày ngắn, phần lớn là xe chạy vào 6- 6.30 chiều. Những điều này không hấp dẫn hành khách đi xe buýt. Bố trí tuyến chưa hợp lý còn có các đoạn trùng lặp trong các tuyến 1.2 và 3 nên không thu hút được khách từ các tuyến khác.

+ Bố trí điểm dừng chưa hợp lý .

+ Các cơ quan chức năng của thành phố thực sự chưa quan tâm đúng mức vấn đề này.

2.2.3 Hệ thống phương tiện và nhân lực tham gia VTHKCC bằng xe buýt 2.2.3.1 Hệ thống phương tiện

Số lượng xe buýt

Từ năm 2005 thành lập tuyến xe buýt đầu tiên Đà Nẵng – Hội An đến nay số lượng xe qua các năm thay đổi rất nhiều.

Bảng 2.5 . Bảng số lượng xe buýt qua các năm Năm Số doanh nghiệp Số lượng xe

2006 6 43 3/2007 7 71 4 /2008 7 70 1/2009 7 62 6/2010 8 78 10/01/2011 9 84

( Nguồn: Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng)

Từ năm 2006 đến 01/2011: số lượng xe tăng 95,35% so với với năm 2006 qua đó ta thấy rõ nhu cầu của người dân tăng lên ( 3/2007 tăng 65,12% năm 2006 ).

Số lượng xe qua các năm luôn tăng nhưng 1/2009 là số lượng xe giảm mạnh chỉ còn 62 so với 2008 vì năm 2008 hai sở GTVT Quảng Nam và Sở GTVT thành phố Đà Nẵng phối hợp với nhau với chủ trương yêu cầu thay toàn bộ phương tiện theo đúng tiêu chuẩn xe buýt trở thành xe chạy đúng giờ, dừng đỗ dúng chỗ …., nên năm 2009 số lượng xe chỉ còn 62 nhưng sau đó tăng.

Năm 2011 vì có thêm tuyến Đà Nẵng – Mỹ Sơn nên số lượng xe tăng hơn so với năm 2008: 6 xe (7,7% so với 2008) nhưng tăng không nhiều, do số xe các tuyến khác giảm.

Mới đây nhất là sự ra đời của nghị định 91/2009/NĐ-CP về điều kiên kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và thông tư số 14/2010/TT-BGTVT, theo dó thắt chặt hơn về điều kiện kinh doanh và yêu cầu cao hơn khi thành lập doanh nghiệp cũng như phương tiện đưa ra hoạt động nên trong thời gian sắp tới huy vọng việc kiểm soát doanh nghiệp cũng như phương tiện chặt chẽ hơn.

Chất lượng phương tiện

Tại Đà Nẵng chất lượng xe buýt đang xuống cấp, có nhiều xe đã cũ, hư hỏng nhiều nên để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong năm 2010 sở GTVT Thành phố Đà Nẵng đã cùng với các doanh nghiệp đã hoàn tất việc đầu tư phương tiện mới cho các tuyến buýt Đà Nẵng – Ái nghĩa, Đà Nẵng – Hội An, Đà Nẵng – Tam Kỳ, thay thế những xe không đủ tiêu chuẩn thành xe đủ tiêu chuẩn xe buýt B40- 50. Tổng số xe thay mới theo tiêu chuẩn B50 năm 2010 trên tuyến Đà Nẵng – Ái Nghĩa là 09 xe ( trong đó 07 xe buýt sản xuất năm 2010 và 02 xe sản xuất năm 2008).

Đối với từng loại phương tiện có qui định rõ ràng về niên hạn sử dụng. Đối với xe buýt : “ Không quá 20 năm đối với ô tô để sản xuất để chở khách, không quá

17 năm đối ôtô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ôtô chở khách ’’ theo Nghị định số: 91/ 2009/NĐ-CP ngày 21 tháng

Bảng2.6. Niên hạn sử dụng xe buýt trên các tuyến đến ngày 10 tháng 1 năm 2011

Đơn vị Tuyến Năm SX Số lượng xe Ghi chú Cty CP GTVT Quảng Nam Đà Nẵng – Tam kỳ 2003 1 2005 1 2007 2 2008 4 2009 3 Bến xe ĐN - Mỹ Sơn 2010 3 Cty TNHH DVTT và KDTH Đại Lộc Bến xe ĐN – Ái Nghĩa 2010 3 HTX vận tải thuỷ bộ và du lịch Hội Bến xe ĐN – Hội An 20032010 63 HTX vận tải và KDTH Tam Kỳ Đà Nẵng – Tam Kỳ 2003 1 2004 3 2008 2 2009 2 Cty CP Vận tải và Quản lý Bến ĐN KCN Hoà Khánh – Chợ Hàn 20012005 17 Cty CP Xe khách và DVTM ĐN Bến xe ĐN – Ái Nghĩa 2010 4 Bến xe ĐN – Hội An 2009 7 Bến xe ĐN - Mỹ Sơn 2010 4 Đà Nẵng – Tam Kỳ 2008 6 2009 2 HTX Dịch vụ Vận tải Hải Vân

Bến xe ĐN - Mỹ Sơn 2010 4 Đà Nẵng – Tam Kỳ 2003 2 2006 1 2007 1 2008 1 2009 3 Cty TNHH Vận tải Đại Lộc Bến xe ĐN – Ái Nghĩa 2008 2 HTX DVVT &

KDTH Duy Xuyên Bến xe ĐN - Mỹ Sơn 2011 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng)

Qua đó ta thấy nhiều xe buýt mới được thay mới có xe niên hạn sử dụng tới năm 2030 nên chất lượng xe buýt hiện nay đang từng bước cải thiện.

Hiện nay Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện dự án xe buýt nhanh BRT nên sắp tới sẽ có xe buýt giảm thiểu khí phát thải và thân thiện với môi trường.

Mỗi xe buýt thì thường có 1 lái xe chính và 1 nhân viên chiu trách nhiệm bán vé và giúp đỡ hành khách khi có việc cần.

Hiệp hội ô tô Vận tải Đà Nẵng cũng đã tổ chức kiểm tra cấp chứng chỉ hành nghề cho lái xe và nhân viên trên xe, nhưng thực tế nhiều nhân viên phục vụ trên xe không có chứng chỉ do đó thái độ phục vụ và phong cách còn hạn chế thiếu chuyên nghiệp: nhiều nhân viên không đeo đồng phục, bảng tên, không có giấy tờ hợp lệ do đó không thể phân biệt được đâu là nhân viên phục vụ, thu giá vé không đúng cựu ly đã quy định. Lái xe buýt ở Đà Nẵng có tay nghề cao nên thực tế ở Thành phố Đà Nẵng chưa có trường hợp nào đáng tiết xảy ra nhưng có hiện tượng dừng đón trả khách không đúng chỗ, nhận chở hàng hoá cồng kềnh, hàng hôi tanh, động vật sống là hàng hoá trong khoanh hành khách xe buýt, có đoạn đường thì chạy quá nhanh có đoạn chạy qúa chậm.

2.2.4 Hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ VTKHCC bằng xe buýt

Đường bộ

Hầu hết tất cả các các tuyến xe buýt ở Thành phố Đà Nẵng tham gia vận hành trên những tuyến đường chật hẹp tham gia cùng với nhiều phương tiện giao thông khác nên rất bất tiện, đường phố nhiều chỗ còn hư hỏng chưa được sữa chữa như: Đoạn ngã ba huế có nhiều ỗ gà, …

Hiện tại ở Thành phố Đà Nẵng chưa có làn đường giao thông giành riêng cho xe buýt do đó xe buýt vận hành cùng với phương tiện khác nên tốc độ chậm vì thế không thu hút được nhiều người tham gia

Điểm dừng đỗ

Bảng2.7. Tổng hợp điểm dừng tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng trên các tuyến

Tuyến Lượt Điểm dừng ( nhà chờ)

Bến xe ĐN – Hội An Đi 21 (7) Về 20 (7) KCN Hoà Khánh – Chợ Hàn Đi 21(9) Về 20 (8)

Bến xe ĐN - Ái Nghĩa Đi 25 (6)

Về 24 (4) Đà Nẵng – Tam Kỳ Đi 29 (1) Về 29 (2) Bến xe ĐN – Mỹ Sơn Đi 21 (6) Về 20 (5) Tổng 156 (39) ( Nguồn Sở GTVT Thành phố Đà Nẵng)

Qua bảng thống kê trên ta thấy tổng tất cả điểm dừng không phải là cộng 4 tuyến lại vì thực tế có nhiều tuyến trùng đường nên có điểm đừng có thể thuộc nhiều tuyến.

Qua bảng thống kê đó ta thấy tuyến đường thì dài nhưng thực tế thì điểm đừng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng vẫn còn ít như: tuyến Đà Nẵng – Mỹ sơn trung bình 2 km có 1 điểm dừng như vậy là quá xa, nên xảy ra hiện tượng lái xe dừng đón không đúng vị trí quy định để đón khách là điều tất yếu hay số nhà chờ trên các tuyến quá ít như tuyến Đà Nẵng – Tam Kỳ tính trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng cả đi và về chỉ có 3 nhà chờ.

Thực tế thì việc bố trí các điểm dừng đỗ đó cũng chưa hợp lý, có nơi thì ba bốn trạm gần nhau, có nơi thì cả 1 quãng đường dài không có 1 lấy 1 trạm xe buýt ( tuyến KCN Hoà Khánh – Chợ Hàn : từ KCN đi xuống tới bến xe có nhiều biển báo gần nhau nhưng từ Bến xe đi đến Ngã Ba Huế thì không có lấy 1 biển báo nào) . Nhiều biển báo, nhà chờ xuống cấp nghiêm trọng cần sửa chữa. Như vậy thực sự cần có sự quan tâm của cơ quan chức năng để chấn chỉnh tình trạng trên.

Tình trạng các điểm dừng đang xuống cấp. Có nhiều biển báo bị cây cối bên đường che khuất, cũ không còn nhìn thấy rõ cần sửa chữa như : tuyến 1: Lê Duẩn (SN 445), tuyên số 2 : 335 Ng. Lương Bằng - Điểm đầu, Cổng khu CN; 141 Nguyễn Lương Bằng (Trường Kế hoạch); 751-753 Tôn Đức Thắng; 412 Điện Biên

Phủ (Lắp trên nhà Chờ); 902-904 Tôn Đức Thắng (Lắp trên trụ điện)…, tuyến 4: Nguyễn Tri Phương ( Café Thủy Trúc), 79 Nguyễn Hữu Thọ - Bviện C17 (Đối diện SN 02)…) . Nhiều nhà chờ nằm chắn ngang lối đi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng bằng xe bus tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 (Trang 28)