Giả sử các cuộn dây của động cơ đối xứng. Xét đường con điện áp trên pha A, khi góc mở α pha A = 60° (hình 4.3).
Tại thời điểm t1 (α pha A= 60°) pha A dương nhất, pha B âm nhất phát xung X1 để điều khiển T1, đồng thời phát xung đệm X1-4 cho T4 (xung mở thứ hai của T4), T1 và T4 cùng dẫn, lúc này pha C đang dẫn do cuộn dây đang xả năng lượng nên T5 dẫn cho đến thời điểm t’1. Do đó điện áp trên tải sẽ trùng với điện áp pha A (udA = ua). Tại t’1, chỉ còn T1 và T4 dẫn đến thời t2, điện áp trên tải bằng ½ điện áp dây uab (udA = ½ uab).
Đến thời điểm t2, pha A vẫn đang dương nhất, pha C âm nhất, phát xung đệm X1-6 cho T1 (xung mở thứ hai của T1) và xung chính X6 để mở T6, pha B đang dẫn do cuộn dây đang xả năng lượng nên T4 dẫn đến thời điểm t’2. Điện áp trên tải sẽ trùng với điện áp pha A (udA = ua). Tại thời điểm t’2, cuộn dây đã xả hết năng lượng nên T4 khóa (pha B không dẫn), điện áp trên tải bằng ½ điện áp dây uac (udA = ½ uac).
Tại thời điểm t3, pha B dương nhất, pha C âm nhất. Phát xung chính X3 để mở T3, đồng thời phát xung đệm X6-3 cho T3 (xung mở thứ hai của T3), pha A dẫn do cuộn dây đang xả năng lượng nên T1 dẫn đến thời điển t’3. Điện áp trên tải trùng với điện áp pha A (udA = ua).
Tương tự như vậy: tại thời điểm t4, phát xung chính X2 mở T2 và xung đệm X3-2 cho T3. Tại thời điểm t5, phát xung chính X5 mở T5 và xung đệm X2-5 cho T2. Tại thời điểm t6, phát xung chính X4 cho T4 và xung đệm X5-4 cho T5.
Nhận xét
Khi góc mở α nhỏ thì xung đệm chỉ có ý nghĩa ở chu kỳ đầu, ngay sau khi đóng điện. Khi góc mở α lớn, điện áp gián đoạn nhiều thì bắt buộc phải có xung đệm mới hoạt động được.
Do đó, bộ điều áp xoay chiều ba pha phải có các góc mở α bằng nhau (mỗi van lần lượt mở cách nhau 60°) và độ rộng xung mở mỗi van là 120° để đảm bảo lượng sóng hài tối thiểu và mở chắc chắn. Khả năng điều chỉnh điện áp chỉ có thể xảy ra khi góc dẫn của Thyristor ϕ<α≤150°.