CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH CHÍNH XÁC TRONG THẨM ĐỊNH GIÁ MMTB

Một phần của tài liệu Báo cáo thẩm định giá máy móc nồi hơi đốt dầu (Trang 42)

TRONG THẨM ĐỊNH GIÁ MMTB

3.1.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THẨM ĐỊNH TÀI SẢN

Trong quá trình tiến hành thẩm định giá Nồi hơi đốt dầu DO 2000kg/h, phát sinh một số tồn tại sau:

3.1.1. Về hồ sơ pháp lý

 Hồ sơ cung cấp từ khách hàng thiếu thông tin hoặc thông tin không rõ ràng.  Một số loại máy móc thiết bị mà trong quá trình thẩm định thẩm định viên

không thể quan sát trực tiếp hay vận hành chạy thử được.

 Một số tài sản đặc biệt, không có giao dịch phổ biến trên thị trường nên khó tìm được tài sản so sánh.

3.1.2. Vấn đề về chuyên môn của thẩm định viên về giá

Thiếu kiến thức về kỹ thuật máy móc, kinh nghiệm thực tế khi tiến hành thực hiện thẩm định giá.

3.1.3. Về mặt thị trường máy móc thiết bị

Thiếu thông tin về các loại máy móc thiết bị do sự thiếu minh bạch và dữ liệu lịch sử của thị trường máy móc thiết bị hiện nay.

3.1.4. Về cách thức xác định giá trị còn lại

 Chưa có phương pháp tính hao mòn được chấp nhận rộng rãi cho ngành thẩm định giá, hiện tại các thẩm định viên vẫn sử dụng công thức khấu hao của ngành kế toán và thông tư 203/2009TT-BTC để ước tính giá trị còn lại của tài sản.  Thiếu thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu kĩ; từ đó dẫn đến thiếu thông tin cần

thiết cho việc xác định giá trị còn lại.

 Việc xây dựng được một công thức tính mức độ hao mòn cho các loại máy móc thiết bị với các đặc tính khác nhau, môi trường hoạt động khác nhau là không thể.

 Thiếu các phương tiện hỗ trợ cần thiết.

 Hao mòn vô hình vẫn chưa có phương thức giải quyết.

3.1.5. Khó khăn trong việc ước tính chi phí

Hầu hết các sản phẩm tương tự tài sản thẩm định không thể gia công hoàn toàn ở VN và được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài hoặc mua linh kiện nước ngoài về hoàn thiện nên việc ước tính chi phí tái tạo mới của tài sản gặp nhiều trở ngại.

3.1.6. Vấn đề về ước tính dòng tiền hằng năm tài sản mang lại

Trong thực tế, thẩm định giá máy – thiết bị theo phương pháp thu nhập là rất ít khi được tiến hành do những hạn chế nhất định. Do tài sản thẩm định là một hệ thống phục vụ trực tiếp cho sản xuất của một đơn vị cộng với bản chất thích sỡ hữu, khả năng tài chính hạn chế,… mà hiện tại thị trường cho thuê của Việt Nam về tài sản này cũng rất hạn chế. Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận phía Nam, theo điều tra thì chỉ có 03 (ba) nhà cung ứng sẵn sáng cho thuê; nhưng do thời gian có hạn tác giả chỉ có thể liên hệ được với 01 (một) đơn vị. Vì thế, số liệu chưa được so sánh với thị trường và mang tính chủ quan cao.

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.2.1. Đối với vấn đề hồ sơ pháp lý

 Yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin làm rõ về tài sản thẩm định. Đối với một số hồ sơ quan trọng, nếu không được cung cấp, nên từ chối thẩm định tài sản đó.

 Với những hồ sơ không được khách hàng cung cấp đầy đủ, nên giới hạn phạm vi của chứng thư trong nội dung thông tin được cung cấp và phải đề cập rõ trong chứng thư gửi cho khách hàng.

 Với tài sản mà thẩm định viên không thế trực tiếp quan sát được thì nên giới hạn điều kiện thẩm định, phải được thỏa thuận rõ với khách hàng và đề cập trong chứng thư. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu khách hàng cho thêm thời gian hoặc tăng chi phí phục vụ thẩm định.

3.2.2. Về các thiết bị chuyên dụng

Nên thường xuyên thu thập thông tin về các loại máy – thiết bị trên thị trường và tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu. Đồng thời tạo lập mối quan hệ với các công ty cung cấp máy móc thiết bị và các công ty thẩm định giá để trao đổi thông tin nhằm gia tăng nguồn dữ liệu.

3.2.3. Đối với việc xác định chất lượng còn lại của máy – thiết bị

 Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chuyên viên thẩm định giá về máy móc thiết bị. Bồi dưỡng thêm kiến thức về máy – thiết bị cho thẩm định viên. Các thẩm định viên cũng nên tự tìm và học hỏi để trang bị kiến thức cho mình.  Lập ra bộ phận chuyên về thẩm định giá máy móc thiết bị. Thuê các chuyên gia

về lĩnh vực kỹ thuật để đánh giá chất lượng máy – thiết bị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tuyển dụng những nhân viên từ các khối ngành kỹ thuật và huấn luyện thêm các nghiệp vụ về giá.

3.2.4. Vấn đề về ước tính giá tài sản bằng phương pháp thu nhập

 Tạo lập các nguồn dữ liệu về dự án dòng tiền của máy từ các dự án đang hoạt động trên thị trường.

 Thu thập thông tin về các thương vụ trên thị trường, xây dựng hệ số vốn hóa đối với những máy – thiết bị có giá trị lớn nhằm nâng cao tính khoa học trong việc ước tính.

 Nên sử dụng phương pháp thu nhập khi thẩm định giá máy – thiết bị để nâng cao năng lực chuyên môn, giá trị ước tính có thể dùng để kiểm tra đối chiếu với các phương pháp khác nhằm nâng cao chất lượng kết quả thẩm định.

Tóm tắt chương 3

Nội dung chương 3 trình bày những khó khăn và tồn tại gặp phải trong quá trình tác giả tiến hành thẩm định giá tài sản Nồi hơi đốt dầu DO 2000kg/h. Từ đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao chất lượng kết quả ước tính giá trị tài sản máy móc thiết bị.

KẾT LUẬN

Từ những thông tin thu thập được để tiến hành thẩm định giá, chuyên đề đã sử dụng phương pháp chi phí thay thế khấu hao và phương pháp thu nhập (DCF) để ước tính giá trị của Nồi hơi đốt dầu DO 2000kg/h. Sau quá trình thu thập thông tin về giá, tham khảo ý kiến từ kĩ sư trong cuộc và của các nhà cung cấp, các tài liệu kĩ thuật về Nồi hơi, chuyên đề đã đưa ra ước tính giá trị của Nồi hơi dựa trên những cơ sở lý luận liên quan. Với kết quả về giá trị của hai phương pháp là tương đương nhau, nhưng mức giá đưa ra theo phương pháp thu nhập là chưa có tính thuyết phục cao do những hạn chế nhất định.

Thẩm định giá máy móc thiết bị là một mảng không thực sự khó, nhưng khá rộng, đòi hỏi những kiến thức và nguồn dữ liệu nhất định, đặc biệt là đối với các thiết bị chuyên dùng, ít có giao dịch trên thị trường. Tài sản thẩm định Nồi hơi được đề cập trong chuyên đề mang tính khá phổ biến trên thị trường; tuy nhiên, quá trình tiến hành thẩm định cũng đã gặp phải không ít khó khăn nên khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Từ những tồn tại trong quá trình thực hiện, chuyên đề đã nêu ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng kết quả ước tính giá trị tài sản thẩm định. Tuy nhiên, trong thời gian có hạn, các giải pháp chuyên đề nêu ra còn mang tính chất chủ quan và chưa thực sự được cụ thể, thuyết phục.

Một phần của tài liệu Báo cáo thẩm định giá máy móc nồi hơi đốt dầu (Trang 42)