Nhu cầu công suất phản kháng của phụ tải biến đổi theo thời gian. Nguồn cung cấp công suất phản kháng thường xuyên là do các nhà máy điện và do các điện dung của các đường dây cao áp và cáp phát ra. Trong chế độ phụ tải cực đại, công suất phản kháng của các nguồn trên không đủ đáp ứng nên trong hệ thống phải đặt thêm các nguồn công suất phản kháng khác. Nhưng trong chế độ phụ tải cực tiểu, lại thừa công suất phản kháng do đó các nguồn công suất phản kháng phải điều chỉnh được; thậm chí khi đã giảm hết công suất phản kháng của nguồn, công suất phản kháng của một số điểm nào đó trên hệ thống điện vẫn thừa do công suất phản kháng do đường dây sinh ra quá lớn, làm điện áp tăng lên đến mức nguy hiểm, khi đó phải có thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng thừa này.
Chương IV. Các loại điều chỉnh điện áp
Thực tế ngoài máy phát điện và máy bù đồng bộ, người ta còn dùng các nguồn công suất phản kháng sau:
Nguồn phát: tụ điện, tụ điện điều khiển bằng tiristor
Tiêu thụ: kháng điện tuyến tính, kháng điện bão hòa, kháng điện dùng dòng một chiều điều khiển bảo hòa (kháng điện bảo hòa có khả năng ổn áp cao, thích hợp với chế độ điện áp dao động nhanh), kháng điện điều khiển bằng tiristor, máy biến áp kháng lớn điều khiển bằng tiristor
Độ lệch điện áp so với giá trị định mức không được vượt quá giá trị mà giới hạn kỹ thuật cho phép:
Trong các mạng điện phân phối thì tổn thất điện áp cho phép thường là điều kiện quyết định để lựa chọn tiết diện dây dẫn. Do đó việc xác định tổn thất điện áp cho phép trong mạng điện phân phối theo độ lệch điện áp cho phép là một khâu cần phải nắm vững khi thiết kế hệ thống cung cấp điện. Theo định nghĩa, độ lệch điện áp bằng: