nghiệp kê khai có đúng không và biên bản quyết toán của các cơ quan có thẩm quyền đúng không.
- Xem xét thủ tục quyết toán các khoản đó giữa doanh nghiệp với tổ chức bên ngoài có đúng không có đúng không
Bảng 1.2: Tổng hợp các thử nghiệm kiểm soát được áp dụng bởi kiểm toán viên
1.2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương
Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích nhằm phát hiện những biến động bất thường qua đó xác định phạm vi kiểm tra chi tiết đối với những khoản chi phí lương có biến động bất thường. Trong quá trình so sánh Kiểm toán viên cần xem xét đến số lượng lao động thay đổi, khối lợng công việc hoặc sản phẩm hoàn thành hoặc sự thay đổi trong định mức chi trả lương của kỳ kế toán đang được kiểm toán.
Để phát hiện ra những sai sót Kiểm toán viên có thể so sánh tỉ lệ chi phí về tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thu giữa kì này so với kì trước. Việc so sánh này nhằm khẳng định tính hợp lí về cơ cấu chi phí lương giữa các kì kế toán. Tuy nhiên, khi so sánh đối chiếu tỉ lệ này Kiểm toán viên cũng phải tính đến điều kiện thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh thu có thể giảm nhưng chi phí về tiền lương vẫn có thể giữ nguyên không có sự biến động lớn so với các kì trước. Hoặc những biến động về nguyên vật liệu, về chi phí khấu hao TSCĐ mới đưa vào sử dụng cũng có thể
làm thay đổi cơ cấu chi phí về tiền lương trong giá thành sản phẩm của sản phẩm hoàn thành giữa các kì kế toán.
Kiểm toán viên so sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ giữa các kì kế toán nhằm phát hiện ra các sai sót trong quá trình hạch toán các khoản trích theo lương. Những biến động và việc kiểm tra phát hiện các biến động liên quan đến các khoản trích theo tiền lương là dấu hiệu để phát hiện ra các phát sinh tăng hoặc giảm của các tài khoản BHXH, BHYT và KPCĐ.
Thủ tục phân tích Khả năng sai phạm
So sánh chi phí tiền lương của kỳ này với các năm trớc
Sai phạm trong chi phí tiền lương So sánh tỉ lệ chi phí nhân công trực
tiếp với giá thành hoặc doanh thu của kỳ này so với kỳ trước
Sai phạm về chi phí nhân công trực tiếp
So sánh số dư tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của kỳ này với kỳ trước
Sai phạm về các khoản trích theo lương
So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trong tổng số tiền lương so với các năm trước
Sai phạm về thuế thu nhập cá nhân
Bảng 1.3: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quá lương và các khoản trích theo lương
1.2.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết lương và các khoản trích theo lương
Quá trình thực hiện kiểm tra chi tiết lương và các khoản trích theo lương là quá trình sử dụng các thao tác kỹ thuật kiểm toán nhằm kiểm tra xem tính dồn về tiền lương và các khoản trích theo lương có được đánh giá đúng hay không, đồng thời xem xét các nghiệp vụ phản ánh lương và các khoản trích theo lương
có được ghi sổ và thanh toán đúng kỳ không. Một số các biện pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng trong khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết lương là đối chiếu, so sánh, tính toán lại, xác minh tài liệu và có thể là lấy xác nhận của công nhân viên.
• Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
Khi tiến hành kiểm tra chi tiết tiền lương, Kiểm toán viên cần nắm chắc về chính sách cũng như chế độ tiền lương của doanh nghiệp và đánh giá xem nó có được áp dụng một cách nhất quán không. Sai sót thường gặp khi kiểm tra số dư của khoản mục này là kế toán tiền lương thường không tính đúng, tính đủ thời gian và khối lợng công việc, sản phẩm hoàn thành của người lao động bởi vậy, người lao động chưa được trả lương và các khoản phải trả khác tương xứng với thời gian lao động và khối lượng công việc họ hoàn thành.
Tại một số nơi, khoản phải trả người lao động cuối niên độ chiếm tỷ trọng lớn do việc tính dồn và ảnh hưởng dây truyền đến các khoản mục khác sẽ dẫn đến những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Để kiểm tra khoản tiền thưởng tính dồn này Kiểm toán viên cần xem xét tính kịp thời và tính chính xác trong quá trình ghi sổ các khoản đó thông qua việc đối chiếu với quyết định hoặc biên bản của Ban Giám đốc hoặc các bộ phận có chức năng về sự phê duyệt của các khoản tiền thưởng đó đối với người lao động.
Các khoản phải trả khác cho người lao động khác bao gồm các khoản được chia từ phúc lợi, tiền nghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiểm mà người lao động được hưởng. Đối với những khoản phải trả này, Kiểm toán viên xem xét tính nhất quán trong cách tính dồn giữa các kế toán.
Tài khoản 338 - Phải trả khác
Tài khoản 338 - phải trả khác liên quan tới các khoản trích theo lương bao gồm các khoản trích theo lương như KPCĐ (3382), BHXH (Tk 3383) và BHYT (Tk 3384). Kiểm toán viên có thể khảo sát bằng cách so sánh số dư trên tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ với cơ quan nhà nước và cơ sở có liên quan. Bên cạnh đó, Kiểm toán viên có thể đối
chiếu các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt hoặc séc chi tiền. Kiểm toán viên cũng nên kiểm tra thời hạn tính và trích các khoản trên tiền lương và thời hạn thanh quyết toán các khoản đó.
• Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân
Khi kiểm tra chi tiết thuế thu nhập cá nhân Kiểm toán viên chú trọng đến việc tính toán, và vào sổ kế toán tài khoản thuế thu nhập cá nhân xem chính xác hay chưa. Chú ý đến các khoản tiền ăn ca, các thu nhập bất thường công vào thu nhập của người lao động để tính thuế thu nhập cá nhân. Các doanh nghiệp thường hay sai sót trong việc xác định thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động thường trú hay không thường trú tại Việt Nam, và các khoản thuế thu nhập cá nhân vãng lai vãng lai.
1.2.3. Kết thúc kiểm toán
Sau khi kết thúc kiểm toán, Trưởng nhóm kiểm toán thu thập các phát hiện kiểm toán, họp với khách hàng và đưa ra các bút toán điều chỉnh, hoặc viết thư quản lý. Bên cạnh đó, Kiểm toán viên cần soát xét những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, xem xét và xem mức độ ảnh hưởng của chúng tới những thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Sau khi tổng hợp các bút toán điều chỉnh thống nhất ý kiến với khách hàng, Kiểm toán viên đưa ra báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán gồm có bốn loại:
Báo cáo chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong twờng hợp Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, hay đơn vị khách hàng chấp nhận điều chỉnh mọi sai sót mà Kiểm toán viên nêu ra.
Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần: được sử dụng trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuỳ thuộc của Kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm toán với ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đa ra ý kiến về báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngưọc):
được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Ban giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lợng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của của báo cáo tài chính.