Hệ thống thu nhập hưu trí hiện tại của Austrâylia (Úc) bao gồm 3 phần chính: trợ cấp phổ thông có nghĩa như là trợ cấp tuổi già; tiết kiệm hưu trí bắt buộc của cá nhân; tiết kiệm tự nguyện. Liên bang Úc đang thực thi một bộ luật chi tiết và toàn diện để quản lý các quỹ hưu trí và những người tham gia bảo hiểm hưu trí. Bộ luật này được thiết kế để đảm bảo số tiền tiết kiệm được sử dụng với mục đích mang lại thu nhập cho người về hưu và các quỹ này được quản lý cẩn thận và những người về hưu được thông tin về việc số tiền của họ đang được đầu tư như thế nào thông qua luật và lý do ban hành luật Giám sát ngành bảo hiểm hưu trí hay còn có tên viết tắt SIS.
Quỹ hưu trí do người được ủy thác điều hành, đó là người có tư cách pháp nhân sử dụng tài sản đó để mang lại lợi nhuận cho những người khác. Những người được ủy thác điều hành quỹ thực hiện trách nhiệm của họ thay mặt cho các thành viên và phải hành động vì lợi ích tối cao của các thành viên. Tuy nhiên, thực hiện được việc làm đó đối với những người được ủy thác thật sự khó và liên quan tới hoạt động pháp lý tốn kém. Thêm vào đó, luật ủy thác mặc dù đã phát triển qua các thế kỷ vẫn chưa được hệ thống hóa, nên vẫn còn thiếu sự chắc chắn về vai trò và trách nhiệm của những người được ủy thác và quyền của những thành viên quỹ hưu trí.
Luật giám sát ngành bảo hiểm hưu trí được ban hành năm 1993 (Luật SIS). SIS được thiết kế để nâng cao mức độ bảo hộ ngành bảo hiểm, tăng cường việc bảo hộ và quyền của các thành viên quỹ hưu trí và đảm bảo khoản tiền tiết kiệm hưu được sử
dụng vì mục tiêu đảm bảo thu nhập hưu trí trên cơ sở sửa đổi Luật tiêu chuẩn hưu nghề nghiệp (Luật OSS) được ban hành vào năm 1987.
Trợ cấp hưu, về bản chất là sự đầu tư được quản lý với những nét đặc thù mà các tập thể phải có trách nhiệm trước Chính phủ đảm bảo khuôn khổ quản lý chính xác và khung bảo hiểm bền vững. Những nét đặc thù đó là:
- Việc đóng góp vào quỹ hưu trí hiện giờ là bắt buộc.
- Duy trì các điều luật hạn chế sự tiếp cận (rút ra) của các thành viên với vốn đầu tư của họ cho đến khi về hưu.
- Sự lựa chọn có giới hạn nơi đầu tư quỹ hưu có thể được tổ chức. - Hạn chế tính di chuyển giữa các quỹ.
- Thông tin không đầy đủ với ngụ ý các thành viên không có đủ thông tin để tiếp cận hay quản lý những rủi ro về tài chính liên quan tới việc đầu tư tiền hưu của họ.
Để quản lý việc đầu tư, Chính phủ cần có sự can thiệp như cung cấp đầy đủ thông tin thông qua việc công khai, quản lý tốt và quy định cơ cấu đầu tư.Với bản chất dài hạn và bắt buộc, sự bất lực của một số thành viên trong chuyển vốn đầu tư từ quỹ kém hiệu quả và thu nhập thuế ổn định được đầu tư vào quỹ hưu đã khiến Chính phủ phải can thiệp để khắc phục những rủi ro tín dụng (rủi ro mà quỹ gánh chịu) thông qua khung pháp lý có cơ cấu chặt chẽ.
* Những sự cải thiện khác về khung giám sát bảo hiểm hưu trí theo SIS bao gồm: - Chỉ những người phù hợp mới được bổ nhiệm làm người điều hành quỹ.
- Nhiệm vụ của người được ủy quyền điều hành quỹ được luật hóa, vì thế họ không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc làm trái pháp luật. Những nhiệm vụ này đòi hỏi người được ủy quyền quản lý quỹ hưu phải làm việc trung thực, siêng năng và có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược đầu tư, kiểm toán cẩn thận rõ ràng, tìm những chuyên gia tư vấn tính toán bảo hiểm và kiểm toán độc lập và đòi hỏi người quản lý quỹ phải hành động vì lợi ích tối đa của thành viên.
Quyền lực mà những người được ủy quyền quản lý quỹ được sử dụng để thực hiện các trách nhiệm của họ được quy định như sau:
- Người được ủy quyền quản lý quỹ không phải chịu sự chỉ đạo của bất cứ người nào.
kiểm tra quỹ hưu.
- Quyền của các thành viên được xác định rõ ràng, bao gồm quyền được biết thông tin.
- Có những quy định về công khai hóa thông tin và báo cáo mà người được ủy quyền quản lý quỹ phải tuân theo để đảm bảo rằng các thành viên hiện hành được giữ kín thông tin và các thành viên tiềm năng có đủ thông tin để quyết định tham gia quỹ hưu trí hay không.
- Vai trò của người kiểm toán viên và chuyên viên thống kê bảo hiểm trong điều hành hoạt động của quỹ hưu trí được nới rộng hơn.
- Đảm bảo tiết kiệm hưu trí được sử dụng vì mục đích thu nhập hưu
Cùng lúc SIS được ban hành, Chính phủ cũng thành lập một cơ quan giải quyết khiếu kiện độc lập, đó là Tòa giải quyết khiếu kiện hưu trí. Tòa này là một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả cho ngành bảo hiểm hưu trí. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy các thành viên tin tưởng vào hệ thống bảo hiểm hưu trí.
Để đáp ứng yêu cầu sáp nhập vào hệ thống tài chính ở Úc, Chính phủ đã thực hiện cơ cấu mới đối với ngành tài chính bao gồm cả ngành bảo hiểm hưu trí. Ngày 1/7/1998 cơ quan quản lý bảo hiểm Liên bang úc (APRA) được thành lập để giám sát chặt chẽ khoản tiền đặt cọc lấy ra từ các Công ty bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí. Ủy ban chứng khoán và đầu tư Liên bang úc (ASIC) được thiết lập để xem xét tính trung thực thị trường, sự công khai và các vấn đề bảo vệ khách hàng trong ngành tài chính, bao gồm cả các ngành liên quan đến hưu trí.
Theo cơ cấu mới, APRA chịu trách nhiệm giám sát bảo hiểm và tiêu chuẩn thu nhập hưu trí theo Luật SIS trong khi ASIC chịu trách nhiệm đối với tính trung thực thị trường và yêu cầu công khai hóa.
Như vậy, Úc là một trong vài nước trên thế giới có tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự quản. Trong bối cảnh này, bảo hiểm hưu trí có vai trò sống còn trong khuôn khổ chính sách thu nhập hưu trí, tính chất bắt buộc của bảo hiểm hưu trí và sự giảm thuế kèm theo đã làm cho nó trở nên cấp bách đến mức phải có một khung pháp lý hiệu quả cho ngành bảo hiểm hưu trí.
Luật SIS và hệ thống pháp luật hưu trí mang lại một khung pháp lý minh bạch và chặt chẽ để đảm bảo rằng:
- Tiền tiết kiệm hưu trí phải được đầu tư và quản lý cẩn thận.
- Tiền tiết kiệm hưu trí được sử dụng vì mục đích thu nhập khi về hưu.
- Những thành viên quỹ hưu trí được cung cấp thông tin đầy đủ và được thông báo về kết quả và tình hình đầu tư quỹ hưu trí của họ.
Bảng 1.3 So sánh mức đóng góp, mức hưởng, độ tuổi hưởng hưu trí một số nước
Nguồn: [37]