Văn hoá tinh thần

Một phần của tài liệu Ví dụ về xây dựng chủ đề tích hợp liên môn (Trang 30)

* Chữ viết

Đông Nam Á là khu vực có nhiều thành phần dân tộc, sắc tộc cùng chung sống, trải qua các giai đoạn phát triển mỗi dân tộc đã sáng tạo ra rất nhiều kiểu chữ để ghi lại ngôn ngữ của mình. Nhưng điểm chung, điểm thống nhất trong chữ viết của cư dân Đông Nam Á là thời gian xuất hiện vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên cùng với sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ của Đông Nam Á, gắn với quá trình truyền bá mạnh mẽ văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa vào khu vực. Trong dòng chảy văn hoá đó chữ viết đã được các tộc người ở đây tiếp thu và sáng tạo ra kiểu chữ riêng cho dân tộc mình. Do đó mỗi tộc người lại có những kiểu chữ khác nhau: Chữ Chăm cổ (thế kỉ IV), chữ Nôm cổ (thế kỉ V), Chữ Khơme cổ (thế kỉ VI). Mặc dù vậy ta vẫn nhận thấy nét tương đồng trong chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á là nguồn gốc ra đời của chữ viết. Chữ viết của Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn phát triển sau:

- Thứ nhất là sự vay mượn trực tiếp từ chữ viết của Ấn Độ và Trung Hoa; - Thứ hai là sáng tạo ra các kiểu chữ dựa trên những kiểu chữ ban đầu; - Thứ ba là sử dụng chữ viết truyền thống và dùng chữ Latinh;

Trải qua những giai đoạn, những biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội cũng ảnh hưởng tới sự hình thành chữ viết, đây là điều kiện quan trọng tạo nên sự phong phú, đa dạng trong bức tranh ngôn ngữ của khu vực. Hầu hết chữ viết của cư dân Đông Nam Á đều được sáng tạo trên cơ sở chữ Ấn Độ và chữ Trung Hoa, nhưng quá trình vay mượn này diễn ra vào những thời điểm khác nhau nên khi du nhập vào các quốc gia nó được biến thể thành muôn hình muôn vẻ kiểu chữ khác nhau.

Sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ chữ viết Đông Nam Á còn được biểu hiện ở vị trí từng kiểu chữ. Do điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử khác nhau mà ngôn ngữ và chữ viết của mỗi dân tộc có địa vị và chức năng xã hội khác nhau. Có ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trở thành ngôn ngữ quốc gia như tiếng Việt ở Việt Nam, tiếng Mã Lai ở Malaysia, tiếng Khơme ở Campuchia.

* Tín ngưỡng- tôn giáo

Đông Nam Á là một khu vực đa tôn giáo hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt ở đây như đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Ixlam… Do cùng chung sống trên một khu vực địa lí có nhiều điểm tương đồng nên tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á có nhiều điểm thống nhất với nhau.

Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á gắn bó chặt chẽ với hoạt động nông nghiệp, điều kiện tự nhiên luôn tác động tới cuộc sống của họ nên trong cư dân xuất hiện tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đây là những nhận thức sơ khai của con người về các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, sét… Xuất phát từ thuyết “vạn vật hữu linh” người Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống tín ngưỡng sùng bái tự nhiên như thờ thần mặt trời, thờ thần nước, thờ hòn đá…nhưng mỗi quốc gia nghi thức hành lễ và tên gọi các nghi thức lễ có khác nhau, tạo nên sự thống nhất nhưng cũng rất đa dạng trong đời sống tâm linh của họ.

Từ tín ngưỡng thờ thần mặt trời, ở Mianma cũng có lễ hội “đèn trời”, ở Lào, Thái Lan có lễ hội hoa đăng trên các dòng sông. Ở Thái Lan có lễ hội tạ ơn “mẹ nước” vào buổi tối trăng tròn tháng 10 âm lịch hàng năm. Ở Campuchia, Lào có lễ hội té nước đầu năm để cầu mong nhiều thóc nhiều lúa. Ở Indonesia, Mianma, Philippin có tục tế thần sông.

nhiều hình thức khác nhau nhưng những điểm chung về điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã tạo nên sự thống nhất trong tín ngưỡng này.

Ở Thái Lan có tục nặn hình người bằng đất sét để cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi, tượng là một cặp nam nữ ôm nhau. Ở miền Bắc Việt Nam thì thờ cúng cột đá có hình sinh thực khí khá phổ biến thể hiện qua tượng Linga (tượng trưng cho sinh thực khí của đàn ông) và Yoni (tượng trưng cho sinh thực khí của phụ nữ). Trong các nghi lễ phồn thực người ta thường làm các loại bánh từ lúa, gạo mang hình dáng các sinh thực khí để cúng, cư dân Việt Nam có tục làm bánh tét, bánh tày. Ở Campuchia làm bánh hình sinh thực khí nam và nữ trong những ngày lễ liên quan tới nông nghiệp như lễ PchemBel. Ở Mianma có tục làm bánh Hatamane.

Ngoài ra cư dân Đông Nam Á còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, họ quan niệm rằng con người gồm hai phần là hồn và xác. Người Thái cho rằng khi con người chết thì hồn biến thành Phỉ (ma). Còn người Việt dùng từ ma để chỉ những người đã chết.

Việc thờ cúng tổ tiên được thể hiện qua nhiều hình thức như thờ cúng người đã chết có quan hệ huyết thống, thờ những người đã sinh ra cộng đồng, thờ người đã tạo nên những yếu tố văn hoá. Nhưng điểm thống nhất là đối tượng thờ cúng là những người đã chết. Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện sự nhớ ơn cội nguồn, lòng mong ước được người đã chết phù hộ cho mình. Đây là một nét đặc sắc trong tín ngưỡng và văn hoá của người Đông Nam Á.

* Lễ hội

Hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều xoay quanh hai chủ đề chính là cầu nắng và cầu mưa, thực chất của lễ hội này là mong ước có một kết quả sản xuất nông nghiệp tốt đẹp. Vì thế các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều được hình thành trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước: Ở Việt Nam có lễ hội xuống đồng, người Chăm có lễ hội dựng chòi cày, người Campuchia có lễ hội ban phát giống thiêng.

Sau khi thu hoạch lúa người dân thường tổ chức nghi lễ để cảm ơn trời đất, tổ tiên như lễ hội vun thóc trên sàn của người Lào, hay lễ hội mừng cơm mới của nhiều nước trong khu vực. Trong lễ hội cổ truyền đón năm mới các dân tộc Đông Nam Á thường dùng nước để chúc mừng nhau, bởi họ cho rằng nước là yếu tố đem đến sự ấm no, hạnh phúc và may mắn: Ở Phú Thọ Việt Nam có lễ hội “cướp bưởi cầu mưa cướp dừa cầu nước”; ở Thái Lan tổ chức lễ hội cầu mưa thông qua các hành động như múa cờ, chọi voi trắng và dựng đu; ở Mianma, Indonesia, Malaysia có lễ hội đua thuyền rồng;

ở Campuchia, Thái Lan, Lào có lễ hội té nước vào năm mới....

Một phần của tài liệu Ví dụ về xây dựng chủ đề tích hợp liên môn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w