KHÁI QUÁT CHUNG 1 Tác giả

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn ngữ văn phần tác phẩm văn học (Trang 105)

C. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT: (Phong cách nghệ thuật hết sức phong phú đa dạng)

A. KHÁI QUÁT CHUNG 1 Tác giả

1. Tác giả

- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chién như “Những người đi tới biển” (1977), “Dấu chân qua trảng cỏ” (1978), “Khối vuông ru-bích” (1985)…

- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức suy tư về vấn đề của xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ mang xu hướng cách tân cả nội dung lẫn hình thức biểu đạt.

2. Tác phẩm

a) Xuất xứ và giá trị

Bài thơ rút trong tật “Khối vuông ru-bích” (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực tượng trưng được học tập từ chính phong cách siêu thực của P.G.Lorca. b) P.G.Lorca (1898 - 1936)

Là một tài năng lớn của văn học nghệ thuật Tây Ban Nha hiện đại với khả năng thiên bẩm ở nhiều lĩnh vực: thơ ca, hội họa, âm nhạc. Lorca không chỉ là một nghệ sỹ, một nhà văn hóa vĩ đại với những đóng góp lớn lao cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha và công cuộc cách tân nền nghệ thuật già cỗi ấy mà ông còn là một chiến sỹ kiên cường chống lại chế độ độc tài thân phát xít Francô và đã anh dũng hy sinh.

c) Chủ nghĩa siêu thực và tượng trưng

- Chủ nghĩa siêu thực trong thơ có nguyên tắc thẩm mỹ là hướng về thế giới vô thức của con người, khám phá cái tôi đa ngã, cái tôi chưa biết luôn tồn tại trong mỗi con người. Các nghệ sỹ theo chủ nghĩa siêu thực cho rằng chỉ có phản ánh thế giới được coi là vô thức ấy, họ mới đạt được một thứ hiện thực cao hơn hiện thực tầm thường cụ thể của cuộc sống hàng ngày, một thứ siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực thường đề cao yếu tố ngẫu hứng trực cảm, những ảo giác, linh giác, những lý tưởng tự do của cá nhân, không coi trọng sự kiểm soát của lý trí.

- Chủ nghĩa tượng trưng trong thơ phủ nhận lý trí, cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ tồn tại chỉ như những dấu hiệu tượng trưng cho bản chất huyền bí của vạn vật, vì thế muốn phản ánh bản chất của thế giới, nghệ sỹ phải có những suy tư triết học, tìm ra những hiện thực ẩn giấu sau các biểu trưng thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu ôn thi đại học môn ngữ văn phần tác phẩm văn học (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w