Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc (Trang 45 - 46)

Sổ Cái TK

2.3Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc

phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc

Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán quan trọng. Để có thể đưa ra những biện pháp, giải pháp hoàn thiện công tác này, cần thiết phải rút ra những mặt ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại.

Qua khảo sát và nghiên cứu tại một số doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc, đề tài đưa ra một số nhận xét khái quát sau:

2.3.1 Ưu điểm

Thứ nhất, về cơ bản, Luật Kế toán, chế độ kế toán của Nhà nước đều được các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh.

- Về công tác tổ chức ghi chép ban đầu: các doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng một hệ thống chứng từ khá đầy đủ và hợp lý. Do đó, đảm bảo việc thu thập một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác số liệu ban đầu phục vụ cho công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

- Về hệ thống tài khoản kế toán: trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành, các doanh nghiệp vận dụng một cách hợp lý. Các tài khoản kế toán được mở chi tiết phù hợp theo đặc thù và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Từ đó giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng và khoản mục chi phí được dễ dàng làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm một cách thuận lợi.

Thứ hai, về việc phân loại chi phí sản xuất, các doanh nghiệp đều phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố và theo mục đích, công dụng của chi phí. Điều này phục vụ đắc lực cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí đồng thời kiểm tra, kiểm soát mức độ phát sinh của chi phí sản xuất theo từng nội dung, từng yếu tố cụ thể.

Thứ ba, về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở

dang và phương pháp tính giá thành là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc thù của quy trình sản xuất ngành Dược cũng như yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

Thứ tư, kỳ tính giá thành mà các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đã

khảo sát thực hiện là hàng tháng. Cách tính này phù hợp với thực tế sản xuất của các doanh nghiệp là sản phẩm tương đối ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục theo dây chuyền nên việc tính giá thành theo từng tháng là rất thuận lợi, phù hợp với kỳ hạch toán chi phí sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ của các doanh nghiệp, đồng thời nó giúp cho kế toán phát huy chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời.

Thứ năm , về việc áp dụng phần mềm kế toán, đa số các doanh nghiệp đã

áp dụng phần mềm kế toán chuyên dụng để thực hiện xử lý thông tin kế toán (Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây áp dụng phần mềm kế toán Asoft, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội áp dụng phần mềm kế toán Cyber Accounting 2004) nhờ đó phần việc của kế toán được giảm nhẹ, làm tăng độ chính xác của số liệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc (Trang 45 - 46)