Hoạt động nhượng TBH

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004 (Trang 35 - 38)

a)Công tác thu xếp TBH cố định:

Trên cơ sở phương án TBH hàng năm được Ban giám đốc phê duyệt, số liệu thống kê bảo hiểm gốc của toàn Công ty là tỷ lệ TBH, thu bồi thường TBH các nghiệp vụ qua các năm , phòng TBH đã hoàn thành việc thu xếp TBH các hợp đồng TBH năm 2008 bao gồm:

− Hợp đồng TBH số thành Hàng hóa − Hợp đồng TBH mức dôi Hàng hóa

Thông thường Hợp đồng nhượng TBH cố định năm năm sau có điều kiện điều khoản cải thiện và mở rộng tương đối so với năm trước, cơ cấu và giới hạn trách nhiệm các hợp đồng cũng tăng lên đáng kể. Từ năm 2008, Hơp đồng hàng hóa tăng từ US 3m lên US 4.5m. Việc thu xếp tái tục các hợp đồng diễn ra đúng thời hạn và đảm bảo an toàn về tài chính cho công ty.

Trên cơ sở phí TBH các năm trước và định hướng tốc độ phát triển của Công ty, phòng TBH xây dựng kế hoạch nhượng TBH cho năm sau. Đến 31/12 hàng năm, phòng TBH đã tiến hành thanh toán phí TBH đến Quý 3/2008 đối với các Hợp đồng cố định và dịch vụ tạm thời đã phát sinh.

b) Công tác thu xếp TBH tạm thời

Trên cơ sở định hướng phát triển của Công ty, năm 2008 các đơn vị khai thác gốc đã tăng cường khai thác các dịch vụ ngoài ngành và chú trọng đến việc khai thác các dự án đặc biệt là các dịch thuộc nhóm nghiệp vụ hàng hóa. Các dịch vụ này chủ yếu thược các chi nhánh lớn như chi nhánh Hồ Chí Minh, Hội sở Hà nội.

Tuy nhiên, với mục tiêu hỗ trợ các đơn vị khai thác gốc một cách tối đa, phòng TBH đã tăng cường củng cố mối quan hệ với các công ty bảo hiểm, TBH trong nước đồng thời mở rộng quan hệ với các công ty bảo hiểm trong nước, các đối tác nhận TBH nước ngoài nhằm tận dụng tối đa năng lực của bạn. Nhìn chung, hầu hết tất cả các dịch vụ được yều cầu thu xếp TBH, phòng TBH đã hoàn thành việc thu xếp kịp thời, đáp ứng tốt các yêu cầu từ các đơn vị khai thác.

Trong số các dịch vụ được yêu cầu thu xếp tạm thời, một số nghiệp vụ như hàng hóa, thân tàu và xe cơ giới là số lượng dịch vụ cấp được đơn bảo hiểm chiếm khối lượng khá lớn.

2.6.2.Hoạt động nhận tái

Tính trung bình trong 5 năm gần đây, doanh thu hoạt động nhận TBH chỉ chiếm khoảng 10.5% tổng doanh thu phí nhận TBH toàn công ty. Doanh thu nhận TBH từ các hợp đồng cố định tăng trưởng không đáng kể trong khi kế hoạch hàng năm đặt ra đều yêu cầu nghiệp vụ này phải tăng trưởng dương. Do đó, việc tăng cường nhận TBH tạm thời là một yếu tố quan trọng quyết định đến hoàn thành kế hoạch nhận TBH. Tuy nhiên, do hầu hết các công ty Bảo hiểm trên thị trưởng có xu hướng gia tăng giới hạn hợp đồng cố định nên thị trường không phát sinh nhiều dịch vụ TBH tạm thời. Điều này là một trong những nhân tố cản trở hoàn thành kế hoạch tăng trưởng doanh thu của công ty.

Bảng II.6.2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu phí nhận TBH Năm nghiệp vụ Phát sinh nhận TBH Trong kỳ (1,000đ) % kế hoạch 2006 5,288,404.35 98.38 2007 5,150,984.61 83.64 2008 6,062,772.42 112.00

Theo Bảng số liệu, trong 3 năm chỉ có năm 2008 phòng TBH hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra. Để có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh nhận TBH Công ty giao, phòng TBH đã tăng cường trao đổi hợp tác với các công ty bảo hiểm, TBH trong nước thông qua nhận các hợp đồng TBH cố định và các dịch vụ TBH tạm thời.

Sở dĩ doanh thu nhận tái bảo hiẻm năm 2008 đạt được như trên là do: Trong năm 2008, ngoài việc chuyển nhượng TBH hợp đồng cho các đối tác nước ngoài, PTI đã tăng cường trao đổi hợp đồng cố định với các công ty bảo hiểm TBH trong nước như: VinaRe, Pjico, PVI, Bảo Minh, BIC. Đổi lại, PTI vẫn duy trì việc tham gia vào các hợp đồng TBH cố định như năm 2007: Hợp đồng chuyển nhượng lại TBH từ VinaRe, PVI và Pjico.

Ngoài ra PTI còn nhận thêm một số hợp đồng mới như hợp đồng chuyển nhượng lại TBH Hàng hóa từ bảo hiểm Hàng không (VNI). Tuy nhiên, năm 2008 mức giới hạn của hầu hết các hợp đồng TBH dều tăng hơn nhiều so với các năm trước trong khi đó tỷ lệ nhận của PTI bị giới hạn bởi mức giữ lại. Do vậy, mặc dù tăng trưởng của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008 cung tương đối cao nhưng doanh thu nhận TBH từ các hợp đồng cố định năm 2008 cũng không được khả quan.

Bảng II.6.2.2: Thống kê đơn vị tổn thất nghiệp vụ nhận và nhượng tái

Số tiền bảo hiểm (1.000USD)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số đơn vị Giá trị tổn thất (USD) Tỷ trọng (%) Số đơn vị Giá trị tổn thất (USD) Tỷ trọng (%) Số đơn vị Giá trị tổn thất (USD) Tỷ trọng (%) 0-1,000 56 880,415 94.34 10 39,549 76.29 54 149,306 93.84 1,000-3,000 12 34,101 3.66 3 11,474 22.12 4 6,046 3.8 3,000-5,000 0 - 0 1 819 1.58 0 0 0 5,000-12,000 1 1,540 0.17 0 0 0 1 3,755 2.36 12,000-30,000 1 17,140 1.84 0 0 0 0 0 0 Tổng 70 933,196 100 14 51,842 100 59 159,109 100

Phần lớn các vụ tổn thất đều rơi vào những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 1,000 USD, khoảng 80-90% tổng số vụ tổn thất, tiếp đến là các đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nằm trong khoảng 1,000-12,000 USD, chiếm khoảng 4%, chỉ riêng năm 2007, tỷ lệ này tăng đột biến lên 22.12%. Cũng trong 3 năm gần đây, chỉ có duy nhất năm 2006 do tình hình thiên tai diễn biến nghiêm trọng, nên có 2 vụ tổn thất thuộc đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nằm trong khoảng 12,000-30,000 USD. Tuy nhiên, hai vụ tổn thất này đã chiếm tới 2.01% trong tổng số giá trị tổn thất.Nhìn chung, các đơn vị tổn thất phân bố không đều qua các năm. Tính riêng trong năm 2008, có:

+54 đơn vị tổn thất thuộc đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 1,000 USD, giá trị tổn thất bình quân là 2,764.93, chiếm 93.84%.

+4 đơn vị tổn thất thuộc đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm từ 1,000-3,000 USD, giá trị tổn thất bình quân là 1,511.5, chiếm 3.8%.

+1 đơn vị tổn thất thuộc đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm từ 5,000-12,000 USD, giá trị tổn thất là 3,755 chiếm 2.36%.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w