3.2.1.Quy trình: Để sử dụng bộ câu hỏi đinh hướng phát triển năng lực có hiệu quả trong việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới ta tiến hành các bước sau:
Bước 2: Đặt câu hỏi
Bước 3: Học sinh suy nghĩ để tìm câu trả lời Bước 4: Mời học sinh trả lời
Bước 5: Đánh giá câu trả lời Bước 6: Khẳng định và cũng cố
Bài 42: ANCOL
1.Mục tiêu bài học:
a.Kiến thức:
* Biết:
– Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol.
– Tính chất vật lí.
– Phương pháp điều chế, ứng dụng của ancol nói chung và của etanol, metancol
* Hiểu:
– Các phản ứng quan trọng của ancol: phản ứng thế H của nhóm – OH (phản ứng chung của ancol và phản ứng riêng của glyxerol); phản ứng thế nhóm – OH của ancol; phản ứng tách H2O, oxi hóa ancol và phản ứng cháy.
b.Kĩ năng:
– Viết được công thức cấu tạo của các loại đồng phân ancol cụ thể.
– Đọc tên khi biết công thức cấu tạo của ancol.
– Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của ancol và glixerol.
– Giải bài tập: phân biệt ancol no, đơn chức với glixerol;
c.Chuẩn bị:
* Giáo viên:
– Mô hình phân tử hợp chất hữu cơ.
– Thí nghiệm C2H5OH + Na
– Thí nghiệm glixerol + Cu(OH)2
– Thí nghiệm tách nước ancol C2H5OH , kiểm tra sản phẩm tạo thành
– Thí nghiệm tính oxi hóa của ancol (Pháo hoa trong lòng chất lỏng)
– Mẫu vật minh họa ứng dụng ancol
– Kiến thức viết đồng phân, gọi tên hợp chất hữu cơ.
– Kiến thức viết phương trình phản ứng thế (bài halogen).
– Qui tắc tách (bài halogen)
2.Phương pháp dạy học chủ yếu: – Phương pháp đàm thoại gợi mở.
– Phương pháp trực quan: tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
– Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học theo vấn đề.
3.Nội dung:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Vào bài
– Giáo viên: tiến hành thí nghiệm: Cho 1 miếng Na nhỏ vào 2 ống nghiệm + Ống 1: chứa 1 ml dd C2H5Br
+ Ống 2: Chứa 1 ml dd C2H5OH
– C2H5Br và C2H5OH có cùng gốc hidrocacbon nhưng nhóm chức khác nhau. Vậy
“Cấu tạo ancol ảnh hưởng thế nào đến tính chất hóa, lý của ancol?”
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của ancol.
– Sử dụng phiếu học tập số 1 để nghiên cứu phần khái niệm ancol.
– Lưu ý học sinh:
+ Nếu ancol không gắn vào nguyên tử Cacbon no thì sẽ không được gọi là ancol hoặc không bền, chuyển thành hợp chất khác:
Ví dụ: CH2= CHOH
+ Nếu 1 nguyên tử Cacbon no gắn nhiều nhóm –OH thì cũng không bền, sẽ tách H2O.
Ví dụ: CH3 – CH- OH
Làm việc cá nhân phiếu học tập số 1
– Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hidroxyl ( - OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon no.
– Công thức chung:
+ Ancol no, đơn chức, mạch hở (Ankanol)
CnH2n+1OH (n ≥ 1) + Ancol no, mạch hở: CnH2n+2-k(OH)k (n ≥ k ≥ 1)
| OH
– Hướng dẫn học sinh nghiên cứu phiếu học tập số 2 khi tìm hiểu về đồng phân, danh pháp của ancol.
+ Ancol: R(OH)k hay CxHy(OH)k
Làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2, với các kiến thức trọng tâm:
– Ancol có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm chức.
– Cách gọi tên ancol: + Tên thông thường:
Ancol + tên gốc hidrocacbon + ic
+ Tên thay thế:
Tên hidrocacbon tương ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí + ol
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất vật lí.
– Cho học sinh quan sát mẫu ancol etylic, glixerol, tiến hành thí nghiệm hòa tan ancol etylic và H2O.
Dựa vào hiện tượng quan sát được, hoàn thành theo nhóm phiếu học tập số 3. Trình bày được tính chất vật lí của ancol.
Hoạt động 4: Dự đoán khả năng phản ứng của ancol dựa vào cấu tạo
– Yêu cầu học sinh:
+ Viết CTCT của ancol etylic.
+ Dự đoán khả năng phản ứng của ancol dựa vào cấu tạo
Làm việc cá nhân, lần lượt trả lời các câu hỏi về dự đoán tính chất
– Dự đoán khả năng phản ứng của ancol:
+ Phản ứng thế nguyên tử H của – OH + Phản ứng thế nhóm – OH
Hoạt động 5: Tìm hiểu về tính axit của ancol
– Tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4
Làm thí nghiệm, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4. Từ đó rút ra được kiến thức sau:
– Ancol tác dụng với kim loại kiềm tạo khí H2
R(OH)k + k Na → R(ONa)k + k/2 H2
Natri ancolat
– Ý nghĩa phản ứng: dùng nhận biết ancol.
Hoạt động 6: Tìm hiểu về tính chất ancol tác dụng với axit
– Tiến hành thí nghiệm cho ancol isoamylic tác dụng với H2SO4 đặc để học sinh quan sát hiện tượng.
– Khái quát tính chất khi cho ancol tác dụng với axit.
– Quan sát thí nghiệm giáo viên tiến hành, nhận xét hiện tượng thu được, viết phương trình hóa học của phản ứng.
– Viết phương trình hóa học của phản ứng:
+ Glixerol tác dụng với axit nitric đặc Gọi tên các sản phẩm thu được.
Hoạt động 7: Tìm hiểu về phản ứng tách H2O của ancol
– Đặt vấn đề: phản ứng thế nhóm – OH của ancol bằng việc tác dụng với ancol tạo được sản phẩm như thế nào?
– Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 5 theo nhóm
– Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 5 với các kiến thức cần nắm:
+ Đun ancol trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được ete.
+ Đun 2 ancol trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được tối đa 3 ete, trong đó có 2 ete đối xứng.
– Giới thiệu: phản ứng tách nhóm –OH cùng với nguyên tử H của gốc hidrocacbon của ancol giống tách HX của dẫn xuất halogen. Từ đó, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 6
đầu lớn hơn 1
– Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 6 với các kiến thức cần nắm: Đun ancol trong H2SO4 đặc ở 170oC thì
+ Ancol sẽ tách nước.
+ Nếu ancol no, đơn chức, mạch hở thu được sản phẩm là anken.
+ Tỉ khối hơi của anken thu được so với ancol ban đầu bé hơn 1
Hoạt động 8: Tìm hiểu về phản ứng oxi hóa ancol
– Giới thiệu: khi oxi hóa hữu hạn ancol, nguyên tử H của nhóm – OH, nguyên tử H của C gắn với nhóm – OH kết hợp với nguyên tử O của CuO để sinh ra H2O.
– Yêu cầu học sinh hoàn tất phiếu học tập số 7
– Phản ứng cháy: Yêu cầu học sinh viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy ancol etylic, tìm mối quan hệ giữa số mol của CO2 và H2O?
– Oxi hóa hữu hạn ancol: học sinh hoàn thành phiếu học tập số 7 theo cá nhân, từ đó rút ra một số kiến thức trọng tâm:
Khi oxi hóa hữu hạn ancol, sản phẩm theo bậc ancol:
+ Ancol bậc I: thu được andehit + Ancol bậc II: thu được xeton
+ Ancol bậc III: khó bị oxi hóa (Nếu bị oxi hóa mạnh thì gãy mạch cacbon).
– Đốt cháy ancol: thu CO2 và H2O Nếu ancol no, mạch hở thì: Số mol CO2 < số mol H2O. Số mol ancol = nH O2 -
2
CO
Hoạt động 9: Tìm hiểu về phản ứng đặc trưng của glixerol
– Cho học sinh tiến hành thí nghiệm khi cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2
– Hướng dẫn học sinh cách viết sản phẩm thu được.
– Đặt vấn đề: những ancol như thế nào thì có phản ứng này giống glixerol?
– Hoàn thành phiếu học tập số 8 với các kiến thức trọng tâm:
+ Những ancol có từ 2 nhóm – OH liên tiếp nhau sẽ hòa tan được Cu(OH)2.
+ Hiện tượng: Cu(OH)2 tan, tạo dd xanh lam.
+ Ý nghĩa của phản ứng: nhận biết các ancol đa chức có nhiều nhóm – OH liên tiếp nhau
Hoạt động 10: Tìm hiểu về phương pháp dùng điều chế ancol - Ứng dụng của ancol
– Điều chế ancol: Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 9 theo cá nhân.
– Ứng dụng của ancol: Học sinh tìm mẫu vật, hình ảnh có liên quan đến ứng dụng của ancol, trình bày theo nhóm (Tùy theo đặc điểm, tình hình lớp học, giáo viên có thể thêm vào các câu hỏi vận dụng kiến thức vào đời sống
– Mỗi học sinh tự hoàn thành phiếu học tập số 9, từ đó rút ra phương pháp điều chế ancol.
– Tìm mẫu vật, hình ảnh có liên quan đến ứng dụng của ancol, trình bày theo nhóm