2013
2.3. Nội dung thông tin về BHYT tự nguyện
2.3.1. Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề BHYT tự nguyện
Việc làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước cũng như việc tăng cường phân tích dự báo để xác định mục tiêu, chính sách, giải pháp phù hợp được 3 báo tổ chức thực hiện trên cơ sở bám sát các vấn đề sự kiện có liên quan đến nội dung BHYT tự nguyện. Cụ thể, các báo đã bám sát các kỳ họp của Ban chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ ban ngành liên quan kịp thời đưa thông tin chỉ đạo điều hành của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ ngành về các vấn đề BHYT nói chung và BHYT tự nguyện nói riêng đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ đó làm cho các chính sách về BHYT nhanh chóng đi vào cuộc sống, tiêu biểu như các tin, bài sau: “Luật hóa việc tham gia BHYT”; “Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật BHYT"; "Phấn đấu thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân"; "'Thường vụ quốc hội than trời BHYT";“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT”...Trong bài "Luật hóa việc tham gia BHYT” đăng trên báo Nhân dân tác giả Trung Hiếu đề cập tới việc chính sách BHYT được thực hiện ở nước ta từ năm 1992. Đến năm 2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT, đánh dấu bước quan trọng trong hệ thống pháp luật BHYT; là cơ sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chính sách tài chính y tế thông qua BHYT, đồng thời tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe người dân một cách công bằng, hiệu quả.
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc cũng như đạt được mục tiêu BHYT toàn dân, các cơ quan liên quan đang tập trung thảo luận, sửa đổi Luật BHYT. Việc sửa đổi, bổ sung Luật BHYT là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành
y tế, vừa góp phần đưa Luật đi vào cuộc sống, vừa thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Vì vậy, việc sửa đổi cần bám sát mục tiêu mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ số dân tham gia; về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm mức chi trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ; tiến tới BHYT toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe.
Trong bài này tác giả Trung Hiếu đã phân tích mổ xẻ vấn đề và đưa ra những con số cụ thể trong việc người dân tham gia BHYT tự nguyện và đề ra định hướng cần phải luật hóa việc tham gia BHYT đối với tất cả mọi người dân. BHYT là bắt buộc đối với mọi đối tượng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy muốn thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, bên cạnh Nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần để khuyến khích và thu hút người dân tham gia thì Luật BHYT cần quy định bắt buộc mọi người cùng tham gia.
Để mở rộng đối tượng tham gia ngày càng đông và tiến tới toàn dân tham gia BHYT. Báo nhân dân đã kịp thời đăng tải bài “Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật BHYT”: Bài báo thông tin về quá trình sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật BHYT của Quốc hội và khẳng định tính đúng đắng và phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua BHYT, mục tiêu chính của việc sửa đổi, bổ sung lần này nhằm: tăng tỷ lệ số dân tham gia BHYT, thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu BHYT toàn dân; tăng thêm quyền lợi bằng việc mở rộng phạm vi dịch vụ y tế và giảm quyền lợi bằng việc mở rộng phạm vi dịch vụ y tế và giảm mức chi trực tiếp của người bệnh có thẻ BHYT.
BHXH, BHYT là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định xã hội, Nghị quyết 21 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT
giai đoạn 2012-2020 đã xác định rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan doanh nghiệp và mỗi người dân trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT”.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị đồng chí Lê Hồng Anh khẳng định: Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết riêng về công tác BHXH, BHYT là hết sức cần thiết để cụ thể hóa những mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển BHXH, BHYT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củ Đảng và Nghị quyết 15 của Hội nghị ban chấp hành Trung ương khóa XI " Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 -2020". Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đồng chí Lê Hồng Anh đề nghị các ban cán sự Đảng, đảng đoàn, cấp ủy chính quyền và các đơn vị phải coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần triển khai thực hiện tốt một số nội dung: Tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết tới các cấp và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia BHXH, BHYT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách và pháp luật liên quan đến BHXH, BHYT để mọi người dân hiểu và tự giác tham gia thực hiện. Đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, BHYT, tập trung vào một số nội dung như mở rộng loại hình, đối tượng tham gia BHXH, BHYT đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân; bổ sung hoàn thiện nội dung các chế độ BHXH, BHYT để bảo đảm cho người lao động và người dân trước các rủi ro trong nền kinh tế thị trường; nghiên cứu các chế tài phù hợp, đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Cũng trên báo Nhân dân số ra ngày 2/7/2013 có bài "Phấn đấu thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân" tác giả bài báo đã khẳng định tầm quan trọng
của BHYT là một chính sách An sinh xã hội có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, hướng tới mục tiêu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây là định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em và người cao tuổi.
"Năm 2009, Việt Nam có 56,9% người dân có thẻ BHYT; sau bốn năm thực hiện Luật BHYT, đến năm 2012, đã có gần 67% dân số cả nước có thẻ BHYT; quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được mở rộng và đảm bảo; người có công, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế".
Tác giả bài viết đi sâu vào phản ánh về những đóng góp to lớn, thiết thực và hiệu quả của chính sách BHYT trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; BHYT trở thành chính sách tài chính y tế quốc gia quan trọng, góp phần hơn 70% nguồn tài chính trực tiếp cho công tác khám chữa bệnh. "Để thực hiện có kết quả mục tiêu BHYT toàn dân theo các nghị quyết của Đảng, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ban ngành tổ chức và các đơn vị liên quan cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung, như: Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về BHYT, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá, tổng kết sau năm năm triển khai Luật BHYT, kịp thời bổ sung sửa đổi những hạn chế, để chính sách BHYT phù hợp thực tế và yêu cầu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn".
Trong bài “Phấn đấu thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân” tác giả cũng nhấn mạnh đến vấn đề cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách, chế độ về BHYT, BHYT tự nguyện nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò, ý nghĩa và tính nhân văn của chính sách BHYT, về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện
thành công mục tiêu BHYT toàn dân. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, nâng cao tính hấp dẫn của chính sách BHYT nói chung và BHYT tự nguyện nói riêng.
Trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 12/9/2013 có bài "'Thường vụ quốc hội than trời BHYT" tác giả Lê Kiên nêu lên những bất cập của chính sách BHYT tự nguyện, vấn đề y đức trong khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó tác giả của bài báo cũng nhấn mạnh đến vấn đề đa số người tham gia BHYT tự nguyện chưa biết rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện việc người bệnh có BHYT phải đóng thêm một số khoản chi ngoài quyền lợi hưởng BHYT hoặc phải lặp lại các xét nghiệm chẩn đoán khi chuyển tuyến điều trị vừa gây tốn kém và bức xúc cho bệnh nhân, vừa lãng phí Quỹ BHYT. Những hạn chế về y đức, thái độ phục vụ, tình thần trách nhiệm và cách ứng xử. "Người có thẻ BHYT kêu la được cấp toàn thuốc vớ vẫn, đi bệnh viện rất cực. Phần lớn người có BHYT đến bệnh viện than vãn vì không được đối xử công bằng như những người có tiền, rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén..".
Trình bày quan điểm của mình Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bộc bạch: "Những sự kiện xảy ra vừa rồi gây bức xúc thì một là có tham nhũng, tiêu cực, hai là đạo đức lương tâm của y bác sỹ". Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đề cập nhiều tiêu cực trong xã hội khiến một người thường xuyên đi cơ sở như bà " càng đi càng thấy buồn". Từ chuyện cán bộ mặt trận tổ quốc Việt Nam một số xã ở Hà Tĩnh ăn chặn tiền chính sách của người nghèo, rồi chuyện một Hiệu trưởng ở miền núi vừa bị khỏi tố vì ăn chặn tiền hỗ trợ của các em học sinh dân tộc thiểu số, đến cái liều vacsxin tiêm cho một cháu những đã bị chia ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội.
Thông qua tác phẩm của mình, tác giả Lê Kiên nhấn mạnh đến việc sửa luật thì người dân có lợi hơn hẳn, trước hết là cho người nghèo, cận nghèo được hưởng mức thấp hơn, bổ sung quy định nâng mức hưởng của thân nhân người có công, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo 80% lên 95% và nâng mức
hưởng của người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội từ 95% lên 100%.
Có thể khẳng định rằng việc kịp thời thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề BHYT tự nguyện là hướng đi đúng đắn của các báo, cung cấp những thông tin chính thống đến với người dân, nhằm mang lại một cách tiếp cận dễ hiểu nhất cho người dân, qua đó định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội với những chủ trương, định hướng của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển theo hướng tốt đẹp nhất.
2.3.2. Thông tin về thực trạng tình hình thực hiện BHYT tự nguyện
Thực tế cho thấy, hàng năm các cơ quan Đảng, cơ quan Quốc hội, Chính phủ, BHXH Việt Nam, các địa phương trong cả nước đều công bố số liệu báo cáo về kết quả và tình hình thực hiện chính sách BHYT tự nguyện. Bên cạnh đó, cũng có những báo cáo, nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước về vấn đề này. Theo đó, thực trạng về vấn đề thực hiện BHYT tự nguyện luôn được tổng hợp, nhận diện để gửi tới các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Bộ ban ngành. Đây chính là nguồn số liệu rất tin cậy để các phóng viên có thể tham khảo, trích lược và phân tích số liệu làm rõ hơn về thực trạng tình hình thực hiện BHYT tự nguyện nhằm mang lại sự tin cậy hơn cho vấn đề được đưa ra trong bài viết.
Với chức năng là thông tin, tuyên truyền cả 3 báo đề tận dụng được những lợi thế riêng của mình, bằng nhiều kênh khai thác khác nhau đã thu thập và tổ chức thông tin tuyên truyền khá đầy đủ về thực trạng tình hình thực hiện BHYT tự nguyện. Qua khảo sát năm 2013 cho thấy có trên 13 bài báo thông tin tuyên truyền về thực trạng tình hình tham gia BHYT tự nguyện, cụ thể như: “85% người dân Hà Nội tham gia BHYT”, “Đề xuất giảm mức thanh toán BHYT khám chữa bện trái tuyến”, “Vì sao tỷ lệ người Kiên Giang mua BHYT thấp?”, “Cấp thẻ BHYT mới tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân”, Phấn đấu thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, Từ 1-10 quẹt thẻ BHYT khám bệnh”, “Người dân chưa muốn tham gia BHYT tự nguyện”…
Trong bài viết “Ngƣời dân chƣa muốn tham gia BHYT tự nguyện"
tác giả đã đề cập tới việc tình hình tham gia BHYT tự nguyện của người dân chưa cao, do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh đó, tác giả bài báo báo cũng nêu ra những vấn đề khó khăn khi nếu tăng tỷ lệ đối tượng tham gia BHYT tự nguyện vì với những người cận nghèo, để họ bỏ ra 70% chi phí mua BHYT tự nguyện là việc không hề đơn giản, hơn nữa với đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như học sinh thì nhiều trường ở vùng sâu vùng xa, việc phủ kín BHYT cũng không dễ dàng. "Theo thừa nhận của nhiều địa phương thì tỷ lệ người dân tham gia BHYT tự nguyện rất thấp, đa số là những người bị bệnh mới mua". Giải thích nguyên nhân khiến người nhân tham gia thấp, các ý kiến đều cho rằng: "Do chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã phường rất yếu, trang thiết bị thiếu nhiều, Sở y tế tỉnh phải chi gối đầu, thu không đủ chi. Hiện ranh giới phân biệt giữa hộ nghèo và cận nghèo không rõ ràng".
Ngoài ra còn do ý thức tự nguyện tham gia BHYT của một bộ phận người dân chưa cao, chỉ mua khi có bệnh...trong khi đó, cấp ủy, chính quyền nhất là cấp cơ sở nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm, nên chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chính sách BHYT. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện, cơ sở khám, điều trị bệnh ở tuyến cơ sở chưa đáp ứng, thiếu bình đẳng về quyền lợi giữa các đối tượng cũng đã dẫn đến những tác động trái chiều. Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng tỷ lệ người dân Kiên Giang tham gia BHYT tự nguyện có phần thấp do sự thiếu quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương.
Việc để tồn tại hơn 4.000 trẻ không có thẻ BHYT; các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc trong đó học sinh, sinh viên rất dễ vận động nhưng tỷ lệ tham gia thấp; địa phương còn tiết kiệm trong việc hỗ trợ số đối tượng và không thấy các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về các chính sách BHYT tại
các xã để người dân nắm bắt được thông tin và ý thức tầm quan trọng của chính sách BHYT là những minh chứng cụ thể. Năm 2013, tỉnh Kiên Giang phấn đấu nâng tỷ lệ số dân tham gia BHYT lên hơn 55% và đến năm 2020 đạt