Kết quả nghiên cứu trên máy cầm tay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp phân tích phát hiện nhanh thuốc giả sử dụng các thiết bị phổ raman (Trang 59)

Bước 1: Đo phổ chuẩn và thiết lập thư viện phổ chuẩn: Sau khi quét phổ của chất chuẩn và sử dụng phần mềm tạo thư viện phổ chuẩn của thiết bị đo phổ Raman ta thiết lập được thư viện phổ chuẩn có tên “nghi dinh thu.lib” trong đó có phổ chuẩn của Ibuprofen, Sildennafil, Lamivudin và Zidovudin.

61 1000 2000 0 4000 8000 A

Hình 3.17. Phổ Raman chuẩn của Ibuprofen trên máy cầm tay

1000 2000 2000

4000 6000 8000

62

1000 2000 0

10000 20000

Hình 3.19. Phổ Raman chuẩn của Lamivudin trên máy cầm tay

1000 2000 0

5000 10000 15000

Hình 3.20. Phổ Raman chuẩn của Zidovudin trên máy cầm tay Bước 2: Thẩm định thư viện phổ chuẩn đã thiết lập:

- Máy quang phổ cầm tay cho ta thiết lập phương pháp đo phổ và so sánh luôn phổ vừa đo với các phổ chuẩn trong thư viện phổ, sau khi so sánh phổ máy sẽ đưa ra kết quả là pass hoặc fail, kết quả là pass nếu như phổ vừa đo có hệ số HQI với bất cứ

63

1 chất nào có trong thư viện phổ lớn hơn hoặc bằng hệ số HQI mà ta đặt ở phương pháp đo, ngược lại máy sẽ cho kết quả là fail.

- Ta thiết lập phương pháp đo phổ với hệ số HQI là 95%, thư viện phổ so sánh là thư viên phổ “nghidinhthu.lib” vừa được thiết lập ở trên.

- Kết quả so sánh phổ của chất chuẩn Ibuprofen, Sildenafil, Lamivudin, Zidovudin với phổ chuẩn trong thư viện phổ vừa thiết lập ở trên ta thấy hệ số HQI giữa phổ của chất chuẩn và phổ trong thư viện phổ là lớn hơn 95%.

- So sánh phổ của các mẫu viên chứa Ibuprofen, Sildenafil, Lamivudin, Zidovudin với phổ chuẩn trong thư viện phổ vừa thiết lập ở trên ta thấy hệ số HQI giữ phổ của các mẫu viên chứa Ibuprofen, Sildenafil, Lamivudin, Zidovudin với phổ chuẩn trong thư viện phổ là lớn hơn 95%.

Từ các kết quả thu được ta thấy thư viện phổ chuẩn vừa được thiết lập có tính đúng và độ lặp lại cao.

Bước 3: Xác ảnh ảnh hưởng của tá dược:

Khi xác định sự ảnh hưởng của tá dược lên viên ta đo phổ của các placebo với cùng phương pháp đo các chất chuẩn và các viên ở trên thì kết quả tất cả các phổ của các placebo mang đi đo đều có kết quả là Fail.

Do khi kết quả là Fail thì máy không hiển thị kết quả chỉ số HQI, nên ta xây dựng 1 phương pháp đo phổ khác trong đó ta chỉ để chỉ số HQI là 1. Đây là giá trị HQI thấp nhất trên máy Raman cầm tay mà ta nghiên cứu.

Sau đó, ta đo phổ của các placebo với phương pháp vừa thiết lập ở trên. Kết quả tất cả các phổ của tá dược vẫn cho kết quả Fail với các phổ chuẩn trong thư viện phổ “nghidinhthu.lib”

64

Từ kết quả trên ta thấy gần như các tá dược không ảnh hưởng nhiều đến phổ của các chất mà ta nghiên cứu

Bước 4: Xác định giới hạn phát hiện:

- Ta thiết lập phương pháp đo phổ với hệ số HQI là 90%, thư viện phổ so sánh là thư viên phổ “nghidinhthu.lib” vừa được thiết lập ở trên.

- Tạo bột viên có hàm lượng 50% so với hàm lượng của các mẫu viên chế tạo, đo phổ Raman của các mẫu bột, Đo phổ của các mẫu viên vừa chế tạo, so sánh với phổ của các mẫu viên tương ứng trong thư viện phổ nghidinhthu.lib

- Kết quả đo phổ và chồng phổ cho thấy ở cả bốn chất thì phổ viên 50% vẫn cho các đỉnh đặc trưng của dược chất với hệ số match phổ khá cao: của sildenafil là 93,1%, của Ibuprofen là 90,7%, của lamivudine là 90,4% và của Zidovudin là 91,5% Từ đó ta thấy sự ảnh hưởng của tá dược lên viên có hàm lượng cao là không nhiều, ta hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp đã xây dựng để kiểm tra nhanh thuốc giả trên thị trường.

3.3.3. Ứng dụng trong thực tế

- Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu trên máy cầm tay, nhóm nghiên cứu đã đưa thiết bị đi kiểm tra trên thị trường dược phẩm thành phố Đà Nẵng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết lập phương pháp đo phổ với hệ số HQI là 95%, thư viện phổ khảo sát là “nghidinhthu” ta thu được các kết quả như trong bảng:

Bảng 3.10. Kết quả đo phổ Raman của một số mẫu ngoài thị trường

Tên thuốc (Hoạt chất) Số lô Kết quả HQI Adagrin (Sildenafil) 010613 Pass 98,9132

65

Adragin (Sildenafil) 041113 Pass 98,2316 Viagra (Sildenafil) 121835 Pass 99,1402 Ibuprofen 400mg (Ibuprofen) 010 Pass 97,2459 Ibuprofen Stada 400mg (Ibuprofen) 070913 Pass 98,1267 Lamivudin Stada 100mg (Lamivudin) 010313 Pass 98,3458

Zeffix (Lamivudin) R655179 Pass 98,2431

Sau khi kiểm tra nhanh bằng máy quang phổ raman chúng tôi đã lấy mẫu về và kiểm tra lại các mầu trên theo tiêu chuẩn cơ sở thì được kết quả:

Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra chất lượng của một số mẫu ngoài thị trường đã được khảo sát bàng máy quang phổ raman

Tên thuốc (Hoạt chất) Số lô Phương pháp định lượng Hàm lượng (%) Adagrin (Sildenafil) 010613 HPLC 99,76 Adragin (Sildenafil) 041113 HPLC 99,89 Viagra (Sildenafil) 121835 HPLC 101,12 Ibuprofen 400mg (Ibuprofen) 010 HPLC 99,99

66 Ibuprofen Stada 400mg (Ibuprofen) 070913 HPLC 103,1 Lamivudin Stada 100mg (Lamivudin) 010313 HPLC 100,37 Zeffix (Lamivudin) R655179 HPLC 100,98

Từ kết quả thực tế ở trên ta thấy máy quang phổ raman cầm tay có thể giúp ta sàng lọc nhanh các thuốc giả có trên thị trường.

67

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

Khi so sánh phổ của chất chuẩn, của mẫu viên chứa dược chất và của viên placebo, ta thấy rằng sự ảnh hưởng của tá dược và nền mẫu lên phổ đồ của mẫu viên là không nhiều, hầu hết chúng chỉ làm giảm cường độ của các đỉnh do sự che chắn và do làm giảm nồng độ của dược chất trong viên mà không tác động đến những đỉnh đặc trưng và tỉ lệ cường độ của các đỉnh ấy. Do đó khi chồng phổ của viên chứa dược chất với phổ chuẩn, chúng ta vẫn đạt được tỉ lệ nhận dạng ra dược chất dựa vào hệ số HQI phổ cao. Sở dĩ như vậy là dựa trên các lý do sau:

- Đo phổ của từng tá dược cùng điều kiện đo với mẫu thử, xác định các đỉnh đặc trưng. Ta thấy trên phổ đồ của các tá dược cho đỉnh đặc trưng, nhưng các đỉnh này không trùng với đỉnh của phổ chuẩn Ibuprofen, Sildenafil, Lamivudin, Zidovudin.

- Đo phổ placebo cùng điều kiện đo với mẫu thử: Cường độ phổ của mẫu viên placebo rất thấp khi so sánh với cường độ phổ của một số đỉnh đặc trưng của mẫu viên tương ứng. Tuy là nền mẫu phức tạp, chứa nhiều tá dược khác nhau, nhưng phổ đặc trưng của viên placebo chủ yếu mang đặc trưng của loại tá dược có hàm lượng lớn thường là tá dược độn, nhưng tá dược độn lại là những chất khá trơ với tán xạ Raman.

- Quy trình này được xây dựng dựa trên sự xác định các chất thông qua bản chất phổ, tức là dựa vào các đỉnh đặc trưng, sự chồng phổ của các đỉnh đặc trưng ấy. Nhưng phép chồng phổ lại dựa trên hai yếu tố là vị trí các đỉnh đặc trưng và tỉ lệ cường độ của các đỉnh ấy với nhau, khi đó các đỉnh có cường độ lớn mới quyết định kết quả của phép đo. Nền mẫu thì cường độ hấp thụ thấp, dược chất có cường độ hấp thụ lớn và đây là lý do chính để giảm bớt sự ảnh hưởng của nền mẫu tới kết quả phép đo.

68

Kết quả đo phổ và chồng phổ cho thấy ở cả bốn chất thì phổ viên 50% vẫn cho các đỉnh đặc trưng của dược chất với hệ số HQI cao. Từ đó ta thấy sự ảnh hưởng của tá dược lên viên có hàm lượng cao là không nhiều, ta hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp đã xây dựng để kiểm tra nhanh thuốc giả trên thị trường.

69

Kết luận

 Đã xây dựng được quy trình kiểm tra chất lượng thuốc bằng thiết bị quang phổ Raman để bàn và quang phổ Raman cầm tay với các thuốc có chứa các hoạt chất Ibuprofen, Sildenafil, Lamivudin, Zidovudin.

 Đã xây dựng được bộ phổ chuẩn và thư viện phổ chuẩn của các chất trên để phục vụ nghiên cứu và kiểm tra chất lượng thuốc trên thị trường

Đề xuất

 Tiếp tục nghiên cứu để có thể ứng dụng phương pháp quang phổ Raman không chỉ trong việc phát hiện nhanh thuốc giả mà còn trong công tác phát hiện nhanh thuốc kém chất lượng

 Tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng phuong pháp quang phổ raman với không chỉ 4 hoạt chất đã nghiên cứu trong đề tài mà còn với các hoạt chất khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam

70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1] Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam 4, Hà nội.

[2] Nguyễn Thị Hoa (2003), “Xác định các axít béo bằng phương pháp phổ dao động FT – RAMAN, Phổ hồng ngoại IR kết hợp với tính toán lượng tử”, Khóa luận tốt nghiệp – Khoa Vật lý, Trường ĐHKHTN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3] Trần Quang Hinh (2002), “Phát hiện một số thuốc cấm (Heroin – Morphin – Codein – chất gây nghiện) bằng phương pháp quang phổ FT – Raman”, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[4] Quốc hội nước CHXH CNVN (2005), Luật Dược, trang 3.

[5] Trần Thị Thanh Vân, Võ Mai Như Hiếu và Bùi Minh Lý (2007), “Xác định một số loại keo rong biển bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại (FT-IR), Raman (FT-Raman) và cộng hưởng từ hạt nhân NMR”, Kỷ yếu Hội thảo Những tiến bộ về quang học, quang tử, quang phổ và ứng dụng, NXB Khoa học kỹ thuật, trang 378 – 382.

[6] Trường đại học dược Hà Nội (2006), Bộ môn Hóa phân tích, Hóa phân tích II, Hà nội

Tài liệu Tiếng Anh

[7] Anders Sparen, Jonas Johansson, Olof Svensson, Staffan Folestad, Mike Claybourn (2009), “Transmission Raman Spectroscopy for Quantitative Analysis of Pharmaceutical Solids”, Amer. Pharm. Rev. January/February, p.62-73

[8] C. Eliasson, P. Matousek (2007), “Noninvasive Authentication of Pharmaceutical Products through Packaging Using Spatially Offset Raman Spectroscopy”, Anal. Chem. 79(4), p.1696-1701.

71

[9] Claudia C. Corredor, Dimuthu Jayawickrama, Gary McGeorge, Doug Both (2010), “Monitoring of Blending Uniformity Form Conversion and Fluid Bed

Drying by Near Infrared and Raman Spectroscopy”, Amer. Pharm. Rev.,

January/February, p. 66-72

[10] E. Bartick; Forensic Analysis by Raman Spectroscopy: An Emerging Technology; 16th Meeting of the International Association of Forensic Sciences p.45-50.

[11] Gamberini MC, Baraldi C, Tinti A, Rustichelli C, Ferioli V, Gamberini G, (2006), Solid state characterization of chloramphenicol palmitate. Raman spectroscopy applied to pharmaceutical polymorphs. J. Mol. Struct, p.216-224. [12] Hwang MS, Cho S, Chung H, Woo YA, (2005), Nondestructive determination of theambroxol content in tablets by Raman spectroscopy, J. Pharm. Biomedical Analysis, Mỹ, p.210-215.

[13] Izolani AO, deMoraesMT, Tellez CA, (2003), Fourier transform Raman spectroscopy of drugs:Quantitative analysis of 1-phenyl-2,3-dimethyl-5- Pyrazolone-4-methylaminomethane sodium sulfonate (dipyrone), J. Raman Spectrosc, p. 837-843.

[14] J. Johansson, A. Sparen, O. Svensson, S. Folestad, M. Claybourn (2007), “Quantitative transmission Raman spectroscopy of pharmaceutical tablets and capsules”, Appl. Spec. 61, p.1211-1218

[15] Jason V. Miller and Edward G. Bartick (2001), Forensic Analysis of Single Fibers by Raman Spectroscopy", Appl. Spectrosc.55, 1729-1732

[16] John R. Ferraro, Kazuo Nakamoto and Chris W. Brown (2003), Introductory Raman Spectroscopy, Elsevier Inc, Mỹ.

[17] Lin W-Q, Jiang J-H, Yang H-F, Ozaki Y, Shen G-L, Yu R-Q, (2006),

Characterisation of Chloroamphenicol Palmitate drug polymorphs by Ramanmapping withmultivariateimage segmentation using a spatial directed agglomeration clustering method, Anal. Chem, p. 6003-6011.

[18] Mark R. Witkowski, Ph.D. (2005), “The Use of Raman Spectroscopy in the Detection of Counterfeit and Adulterated Pharmaceutical Products”, American Pharmaceutical Review, 8, p. 56.

[19] Marleen de Veij , Annelien Deneckere , Peter Vandenabeele, Dries de Kaste, Luc Moens (2008), “Detection of counterfeit Viagra®

with Raman spectroscopy”,

72

[20] Mazurek S, Szostak R, (2006), Quantitative determination of captopril and prednisolone in tablets by FT-Raman spectroscopy, J. Pharm. Biomed. Anal, Mỹ, p.1225-1230.

[21] McCreery RL, (2000), Raman Spectroscopy for Chemical Analysis, Wiley, New York.

[22] P. Matousek, A. W. Parker (2006), “Bulk Raman analysis of pharmaceutical tablets”, Appl. Spectrosc. 60(12), p. 1353-1357

[23] Pelletier MJ, (2003), Quantitative analysis using Raman spectroscopy. Appl. Spectrosc, Society for appied Spectroscopy, Anh và Mỹ, p. 25-42.

[24] Pushkar P. Kalantri, Rakesh R. Somani and Dinesh T. Makhija (2010); “Raman spectroscopy: A potential technique in analysis of pharmaceuticals”, Der Chemica Sinica, 1 (1): 1-12

[25] Richard L.McCreery (2000), Raman spectroscopy for Chemical Analysis,

John Wiley & Sons. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[26] Skoulika SG, Georgiou CA, (2003). Rapid, noninvasive quantitative determination of acyclovir in pharmaceutical solid dosage forms through their poly(vinyl chloride) blister package by solid-state fourier transform Raman spectroscopy, Appl. Spectrosc., Mỹ, p.407-412.

[27] Slobodan Šašic (2008), Pharmaceutical applications of Raman Spectroscopy, John Wiley & Sons Inc., Canada.

[28] Strachan CJ, Pratiwi D, Gordon KC, Rades T, (2004), Quantitative analysis of polymorphic mixtures of carbamazepine by Raman spectroscopy and principal components analysis.J. Raman Spectrosc, p.347-352.

[29] Szostak R, Mazurek S, (2002), Quantitative determination of acetylsalicylic acid and acetaminophen in tablets by FT-Raman spectroscopy, Analyst, New York, p.144-148.

[30] Szostak R, Mazurek S, (2004), FT-Raman quantitative determination of ambroxol in tablets,J. Mol. Struct., Mỹ, p.229-233.

[31] T. Vankeirsbilck, A. Vercauteren, W. Baeyens, G. Van der Weken, F. Verpoort, G. Vergote, J.P. Remon (2002), “Applications of Raman spectroscopy in pharmaceutical analysis”, trends in analytical chemistry, vol. 21, no. 12.

73

[33] Vehring R, (2005), Red-excitation dispersive Raman spectroscopy is a suitable technique for solid-state analysis of respirable pharmaceutical powders,

74

75

76

Ibuprofen Nang CT1.2

77

Ibuprofen Nang CT1 50%

78

Sildenafil Nang CT1.2

79

Sildenafil Nang CT1 50%

80

Lamivudin Nang CT1.2

81

Lamivudin Nang CT1 50%

82

Zidovudin Nang CT1.1

83

Zidovudin Nang CT1 50%

84

85

Ibuprofen CT1 Vien nang

86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ibuprofen CT1 Vien nang 50%

87

Lamivudin CT1 vien nang

88

Sildenafil CT1 viên nang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp phân tích phát hiện nhanh thuốc giả sử dụng các thiết bị phổ raman (Trang 59)